Sỏi thận mổ nội soi và những lưu ý sau phẫu thuật

So với cách thông thường là mổ mở hoặc cắt thận bán phần để lấy sỏi lớn ở đài bể thận thì phương pháp sỏi thận mổ nội soi phổ biến hơn cả. Bởi phương pháp này giúp lấy sỏi triệt để, mang lại hiệu quả vượt trội, giảm biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Thế nào là sỏi thận?

Sỏi thận là sự lắng đọng những chất khoáng đáng lẽ có thể hòa tan trong nước tiểu nhưng vì một lý do nào đó đã kết tinh, lắng đọng lại và theo thời gian chúng tạo sỏi trong thận. Tùy thời gian, vị trí và độ lắng đọng mà kích thước sỏi lớn nhỏ khác nhau.            

Sỏi thận được biểu hiện ra bên ngoài bởi các dấu hiệu điển hình như đau mỏi thắt lưng, đi tiểu ra máu, có đái dắt/đái buốt. Sỏi nhỏ có thể tự đào thải ra ngoài theo đường nước tiểu nhưng sỏi để lâu sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm chức năng thận, ứ nước và ứ mủ bể thận, gây suy thận.            

Bệnh sỏi thận thường gặp ở bệnh nhân trong độ tuổi lao động từ 20 – 60, đặc biệt tuổi càng cao nguy cơ mắc bệnh càng lớn. Cần kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nguy cơ mắc bệnh. Nếu có yếu tố nguy cơ, bạn cần sàng lọc chuyên sâu để phát hiện sớm và được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp.

Sỏi thận mổ nội soi thế nào?

Sỏi thận mổ nội bằng cách dùng ống nội soi đưa qua đường tiết niệu, tán sỏi và hút hoặc gắp sỏi ra ngoài. Phương pháp này hiện đại, ít gây đau đớn và không để lại vết rạch trên cơ thể bệnh nhân, mang lại khả năng bảo vệ thận cao hơn.

Phương pháp được thực hiện theo trình tự như sau: Sau khi gây mê nội khí quản, các bác sĩ sẽ nội soi qua da dưới định vị siêu âm để tán sỏi 1 lần duy nhất cho bệnh nhân mà không gặp trở ngại nào. Đối với các viên sỏi quá to và cứng, các bác sĩ thường sẽ phải tán sỏi 2 lần, mỗi lần cách nhau 4 – 5 ngày.

Phương pháp sỏi thận mổ nội soi thường được chỉ định cho sỏi ở vị trí bể thận, sỏi 1/3 trên niệu quản, những sỏi lớn, mật độ chắc. Chi phí phẫu thuật sỏi thận mổ nội soi lấy sỏi cũng không quá đắt đỏ, chỉ từ 5 – 7 triệu đồng.

Sau khi phẫu thuật sỏi thận mổ nội soi thành công, sỏi thận có thể tái phát. Do vậy, bệnh nhân cần thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày.

Chi phí cho một ca sỏi thận mổ nội soi không quá đắt đỏ.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt sau phẫu thuật sỏi thận mổ nội soi

Uống nhiều nước và không nhịn tiểu sau sỏi thận mổ nội soi

Sau khi mổ nội soi sỏi thận, bệnh nhân cần cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Tốt nhất là nên uống từ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày. Đi tiểu ngay khi cơ thể có nhu cầu, tốt nhất là nên rèn luyện đồng hồ sinh học thích hợp để tránh phải nhịn tiểu.

Bổ sung các thực phẩm giúp lợi niệu

Đa số bệnh nhân sau tán sỏi đều đặt ống thông niệu quản (Modelage, JJ,…). Chế độ ăn và uống lợi niệu sẽ có tác dụng bài xuất các mảnh sỏi vụn, các nhân sỏi nhỏ, dịch máu, cặn máu, các thành phần hữu hình trên thận niệu quản theo ống thông xuống bàng quang, đào thải ra ngoài. Theo đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giúp lợi tiểu, bao gồm: rau cần tây, nước cam hoặc chanh, rau cải, củ cải đường, nước ngô non luộc hoặc nước râu ngô, nước đậu đen…

Thức ăn dễ tiêu hóa

Chế độ ăn dễ tiêu giúp bệnh nhân nhanh hấp thu để hồi phục sức khỏe, liền các tổn thương niêm mạc – thành niệu quản một cách nhanh chóng. Ngoài ra, chế độ ăn tránh táo bón sẽ giúp bệnh nhân đi ngoài tránh phải rặn, gắng sức. Qua đó giảm áp lực ổ bụng khi đi ngoài sẽ tránh tác động vào niệu quản, vào bàng quang chạm vào ống thông nên hạn chế đau và đái máu. Các thực phẩm giúp dễ tiêu hóa: rau lang, rau mồng tơi, khoai lang, rau đay, rau nhiếp cá, đậu phụ, chuối, súp lơ,…

Thực hiện chế độ ăn hạn chế chất tạo sỏi

Chọn lựa đồ ăn, thức uống phù hợp để tránh tạo sỏi lại sau tán là điều mà các bệnh nhân nên làm sau phẫu thuật sỏi thận mổ nội soi. Theo đó, bạn nên giảm ăn tôm, cua, đồ hải sản; nên giảm và hạn chế dùng các đồ uống như chè, cà phê.

Hấp thu các thực phẩm có chất kháng khuẩn

Thực phẩm chứa chất kháng khuẩn sẽ giúp tăng cường hiệu quả của thuốc kháng sinh. Sau khi uống hết thuốc kháng sinh theo liệu trình điều trị, thì bổ sung các thực vật chứa chất kháng khuẩn rất hữu ích để chống lại nhiễm khuẩn ngược dòng do còn ống thông niệu quản. Chúng bao gồm: hành, hẹ, tỏi, gừng, mật ong, nghệ, cải bắp…

Mặc dù biết rằng sau phẫu thuật bệnh nhân mất rất nhiều sức nên cần bổ sung nhiều dinh dưỡng để phục hồi sức khỏe nhanh nhất. Tuy nhiên, bệnh nhân sỏi thận mổ nội soi chớ nên chủ quan mà cần thận trọng trong ăn uống và sinh hoạt để vừa phục hồi sức khỏe lại phòng ngừa sỏi thận tái phát.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *