Tiêu chảy kèm sốt ở người lớn phải làm sao?

Tiêu chảy có thể do nhiều nguyên nhân, có khi chỉ do rối loạn tiêu hóa thông thường. Tuy nhiên tiêu chảy kèm sốt ở người lớn là cảnh báo chúng ta đang mắc nhiễm khuẩn đường ruột. Nếu bạn muốn biết tình trạng này có nguy hiểm gì thì hãy tham khảo bài viết sau đây.

Tiêu chảy diễn ra khá phổ biến trong cuộc sống hằng ngày, nhưng thường sau vài hôm sẽ tự khỏi nên chưa được nhiều người quan tâm đúng mức. Hãy tìm hiểu ngay tiêu chảy kèm sốt ở người lớn thì có nguy hiểm gì.

Tiêu chảy kèm sốt ở người lớn là do đâu?

Đau bụng đi ngoài nhiều lầm kèm sốt thường là triệu chứng của tiêu chảy cấp. Nguyên nhân có thể là do nhiễm khuẩn từ staphylococcus, shigella, salmolenna, theo đường ăn uống, tiếp xúc với phân người bệnh, hay bị nhiễm các loại virus gây viêm ruột như calisivirus, adenovirus, astrovirus, rotavirus…

Thường người mắc tiêu chảy cấp sẽ có dấu hiệu đau bụng đi ngoài nhiều lần (trên 3 lần/ngày) và tình trạng kéo dài vài ngày. Tuy nhiên một số trường hợp nặng hơn có thể lên tới vài tuần. Ngoài ra chúng ta còn thấy phân lỏng, kèm chất nhầy và sủi bọt, bệnh nhân nặng trong phân còn có thể lẫn máu.

Người bệnh tiêu chảy cấp có dấu hiệu sốt trên 37 độ C, nhiều khi thấy ớn lạnh. Hơn nữa cơ thể còn rơi vào tình trạng mệt mỏi, khô họng, mất nước.

Bên cạnh đó tiêu chảy kèm sốt ở người lớn còn có thể là biểu hiện của một số bệnh về đường tiêu hóa, chẳng hạn:

  • Viêm đại tràng mãn tính.
  • Viêm đại tràng co thắt.
  • Trào ngược dạ dày.
  • Tồng ruột (phổ biến ở trẻ em).
  • Tắc ruột (phổ biến ở trẻ em).
  • Không dung nạp thực phẩm.

Tiêu chảy kèm sốt nhẹ liệu có nguy hiểm?

Tiêu chảy kéo dài có thể làm cơ thể suy nhược, thiếu nước.

Nếu được chăm sóc tại nhà đúng cách thì tình trạng tiêu chảy kèm sốt nhẹ sẽ tự khỏi sau vài hôm. Tuy nhiên trong những trường hợp tiêu chảy kéo dài, nghiêm trọng mà không được chăm sóc đầy đủ thì cơ thể bệnh nhân sẽ mệt mỏi, suy nhược do thiếu dinh dưỡng. Đặc biệt lên cơn sốt cao có thể dẫn tới sốc phản vệ hoặc co giật, mất nước nặng dẫn tới suy thận, hôn mê và thậm chí là tử vong.

Người lớn mắc tiêu chảy kèm sốt nên làm gì?

Bù điện giải

Một trong những biện pháp chăm sóc hữu hiệu khi mắc tiêu chảy kèm sốt ở người lớn chính là bù điện giải. Khi đau bụng đi ngoài kèm sốt, cơ thể sẽ mất nước nhiều và đồng thời dẫn đến mất cân bằng điện giải, thiếu hụt ion và bệnh nhân rơi vào tình trạng suy nhược, tụt huyết áp. Lúc này chúng ta có thể cho bệnh nhân uống oresol pha với 200ml nước lọc/ lần và chia làm nhiều lần trong ngày để bổ sung. Lưu ý nếu đối tượng uống là trẻ nhỏ thì cần được tư vấn trước để tránh rủi ro không đáng có.

Nếu không mua kịp điện giải Oresol thì có thể pha nước đường với một chút muối tinh, hoặc nấu cháo với ít muối thay thế khắc phục nhanh chóng.  Bên cạnh đó cần cho bệnh nhân bổ sung thêm nước, vitamin và khoáng chất thông qua các loại nước ép trái cây để tăng cường sức đề kháng.

Trường hợp bệnh nhân nặng hoặc cơ thể không hấp thu đủ Oresol qua đường uống thì cần nhập viện để truyền tĩnh mạch, nhằm cung cấp đủ lượng muối khoáng Cl, Na, Ringer Lactate… hỗn hợp. Lưu ý khi bị tiêu chảy chúng ta tuyệt đối không được tự ý truyền đường ưu trương, mọi chỉ định phải tuân theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ.  

Uống thuốc trị tiêu chảy

Các loại thuốc trị bệnh tiêu chảy phổ biến trên thị trường hiện nay là:

  • Loperamid, imodium, berberin… có tác dụng trực tiếp lên cơ vòng, cơ dọc thành ruột giúp giảm sự co bóp của nhu động.
  • Kaolin, Smectic, Attapulgite… làm săn, gây táo, làm bất hoạt các độc tố cùng tác nhân gây tiêu chảy hiệu quả.
  • Thuốc bismuth subsalicylate giúp giảm lượng phân tiêu chảy.

Ai bị đi ngoài và sốt do virus thì kháng sinh chẳng những không có tác dụng, mà bệnh còn có nguy cơ trầm trọng hơn bởi hệ vi sinh đường ruột rối loạn, dẫn tới tiêu chảy kéo dài. Bởi vậy chúng ta phải hết sức cẩn trọng nếu có ý định sử dụng thuốc, tuyệt đối không được tự ý điều trị khi mà chưa có chẩn đoán của bác sĩ.

Hạ sốt tại nhà

Để hạ sốt tại nhà chúng ta hãy lấy khăn chườm nước ấm lau cơ thể để hạ sốt, khăn ướp lạnh để đắp trán. Tuyệt đối không đắp chăn quá dày hoặc mặc quá nhiều lớp quần áo, luôn giữ cho cơ thể thoải mái hết sức có thể. Đồng thời phải để phòng thông thoáng nhưng không được tắt quạt hay để gió lùa.

Riêng trường hợp nếu là trẻ nhỏ lên cơn sốt từ 38.3 – 38.5 độ C trở lên (không có tiền sử co giật do sốt) thì phụ huynh có thể cho con uống thuốc hạ sốt, giảm đau Paracetamol 10 – 15 mg/kg/lần, mỗi ngày tối đa 4 lần.

Đắp khăn lạnh lên trán để giảm sốt.

Chế độ dinh dưỡng

Dinh dưỡng cho người tiêu chảy cũng phải được quan tâm. Lúc này chúng ta nên cho bệnh nhân ăn thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa trong vài ngày cho tới khi tình trạng ổn dần. Không dùng những thực phẩm chưa nấu chín, không đảm bảo vệ sinh, đồ ăn khó tiêu làm chướng bụng như đồ nếp, hải sản, nước ngọt có ga, rượu bia… Ăn đồ thanh đạm, ít dầu mỡ như canh, cháo thịt, súp thịt…

Khi ăn cũng nên ăn từ từ để tránh nôn mửa làm mất lượng nước trong cơ thể. Nhớ bổ sung nguồn chất xơ từ các loại rau cải xanh, hoa quả. Bệnh nhân cũng có thể uống trà hoa cúc, sữa chua để giảm các cơn co thắt ruột, làm sạch vi khuẩn trong dạ dày.

Nếu trường hợp tiêu chảy kèm sốt nhẹ vẫn cứ kéo dài sau thời gian điều trị tại nhà thì bạn nên đưa bệnh nhân đến các trung tâm y tế để kiểm trang càng sớm càng tốt. Nhớ tuân thủ chỉ định của bác sĩ nếu muốn bệnh chóng lành và hạn chế biến chứng nặng hơn gây nguy hại sức khỏe.

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *