Chữa trị tắc tia sữa bằng lá mít có thực sự công hiệu?

Nhiều mẹ áp dụng phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít để cải thiện tình trạng tắc tia sữa, mất sữa của mình. Nhưng nó có thực sự hiệu quả không? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít là một trong những biện pháp dân gian được người xưa sử dụng và có những hiệu quả nhất định. Nếu chị em sau sinh gặp tình trạng tắc tia sữa thì sẽ ảnh hưởng đến nguồn dưỡng chất cung cấp cho bé.

Đồng thời, nếu không kịp thời khắc phục thì có thể khiến ngực đau nhức, sưng tấy, viêm tuyến vú,.. thì có thể áp dụng ngay các biện pháp điều trị và trong đó có lá mít để chữa trị.

1. Tác dụng của lá mít là gì?

Trong Đông y, mít được xem là một vị thuốc tốt có tác dụng ích khí, giải rượu, bổ huyết, chữa rối loạn tiêu hóa, chữa viêm nhiễm… Bên cạnh đó, lá mít còn có tác dụng  giúp chữa viêm tắc tia sữa và giúp lợi sữa cho phụ nữ sau sinh vô cùng hiệu quả.

2. Cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít

Để chữa tắc tia sữa bằng lá mít không khó, điều quan trọng là phải làm ngay khi vừa phát hiện mình có dấu hiệu bị tắc sữa. Các mẹ thực hiện lần lượt theo các bước như sau:

  •  Bước 1: Hái lá mít bánh tẻ (không quá già cũng không quá non).
  •  Bước 2: Rửa qua lá mít để loại bỏ bụi bẩn, sau đó để ráo nước.
  •  Bước 3: Hơ lá mít trên lửa đến khi thấy nóng, không hơ nóng quá vì có thể gây bỏng.

– Bước 4: Đặt lá mít lên vùng ngực bị sưng cứng, đây là những nơi tập trung nhiều cục sữa bị tắc. Vừa đắp vừa massage để đánh tan cục sữa đang đông cứng trong bầu ngực. (Nếu đau quá không chịu đựng được thì giảm lực lại.)

Các cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít và trái dái mít tại nhà cho mẹ

Thực hiện như vậy cho đến khi lá mít nguội thì hơ nóng lại một lần nữa. Ngày làm 3 – 4 lần, làm liên tục 3 – 5 ngày.

Ngoài ra, còn một cách khác để chữa tắc tia sữa bằng lá mít đó là bạn hãy dùng khoảng 1 nắm lá mít rửa sạch rồi cho vào nồi nấu nước uống. Uống đều đặn mỗi ngày sẽ giúp tăng tiết sữa.

Đồng thời, nếu muốn, bạn có thể dùng trái dái mít đem thát lát rồi xào với thịt để ăn cơm cũng giúp điều trị tắc tia sữa nhanh chóng.

3. Vài lưu ý khi chữa tắc tia sữa bằng lá mít

Để phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít này hiệu quả hơn, mẹ cần ngăn chặn được những nguyên nhân gây ra bệnh và khiến bệnh hơn.

Nên vệ sinh sạch bầu ngực trước và sau khi cho bé bú. Cần hút bỏ sữa thừa ra khỏi ngực sau khi cho bé bú.

Cần áp dụng cách chữa tắc tia sữa bằng lá mít thường xuyên để đạt hiệu quả cao nhất. Nếu bạn đã sử dụng kéo dài mà chưa có chuyển biến tích cực thì tốt hơn hết hãy đi thăm khám bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có biện pháp kết hợp hỗ trợ tăng cường tiết sữa cho mẹ như ý muốn.

Lá mít có thể phù hợp với người này nhưng với thể trạng của người khác thì không. Bởi vậy, mẹ hãy thử thay thế bằng các cách khác như dùng lá đinh lăng, bồ công anh hay dùng máy chuyên dụng điều trị.

Chắc chắn sau một thời gian áp dụng, tình trạng tắc tia sữa sẽ được cải thiện, mẹ lại yên tâm vì có đủ lượng sữa cho bé phát triển đều đặn mỗi ngày.

Mẹ cần lưu ý các điều sau để tránh tình trạng tắc tia sữa

4. Cách phòng tránh tắc tia sữa

Trường hợp mẹ có nhiều sữa mà bé không bú hết thì tốt nhất mẹ nên vắt hoặc hút ra bảo quản trong ngăn đông tủ lạnh để dành cho bé bú dần.

Thường xuyên vệ sinh đầu ti cũng như bầu ngực bằng nước ấm để loại bỏ cặn sữa và bụi bẩn, tránh trường hợp bị nhiễm trùng dẫn đến tắc tia sữa.

Trong trường hợp mẹ áp dụng phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít không có hiệu quả và kèm theo tình trạng mẹ sốt nhẹ, ngực ngày càng căng tức và đau thì tốt nhất mẹ nên đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Trên đây là những thông tin cũng như các phương pháp chữa tắc tia sữa bằng lá mít tại nhà cho mẹ. Hy vọng bài viết giúp cho các mẹ biết thêm được kiến thức y khoa về chữa tắc tia sữa bằng lá mít tại nhà, bên cạnh đó chúc các mẹ luôn luôn khỏe mạnh và luôn có nguồn sữa dồi dào cho con nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *