Đau mắt đỏ ủ bệnh bao lâu?

Bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây nhiễm, nhất là ở những nơi đông người. Vậy bạn có biết đau mắt đỏ ủ bệnh bao lâu?

Bệnh đau mắt đỏ hay còn được gọi là bệnh viêm kết giác mạc. Đây là bệnh phổ biến, nhất là với trẻ nhỏ. Bệnh lây lan rất nhanh và khả năng tạo thành dịch đau mắt đỏ rất cao, nhất là vào mùa hè và mùa thu. Tuy đây không phải là bệnh nghiêm trọng nhưng đôi khi đau mắt đỏ có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới thị lực. Vậy đau mắt đỏ ủ bệnh bao lâu, đâu là nguyên nhân và cách phòng bệnh như thế nào? Bạn hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ là bệnh thường gặp do virus  hoặc vi khuẩn gây ra, tuy nhiên, đau mắt đỏ ở trẻ em trên 2 tuổi thường là do virus gây ra nhiều hơn. Bệnh sẽ biểu hiện bằng các triệu chứng như đỏ mắt, chảy nước mắt, cảm giác cộm ở trong mắt. Cũng giống như cảm cúm, đau mắt đỏ do virus gây ra không thể chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh và cần thời gian để bệnh tự hồi phục.

Virus gây bệnh đau mắt đỏ rất dễ lây lan và hiện diện trong chất tiết ở mắt và mũi người bệnh và truyền nhiễm sang người lành bằng cách:

  • Hô hấp: khi người bệnh nói chuyện, ho hoặc hắt hơi, virus sẽ theo nước bọt bắn ra ngoài.
  • Dụi mắt, sờ mắt tay tiếp xúc trược tiếp với dịch tiết ra từ người bệnh, hoặc cũng do chạm vào bề mặt bị nhiễm chất tiết ra từ đường hô hấp của người bệnh như điện thoại, bàn, ghế, bàn phím máy tính, tay nắm cửa,….
  • Dùng chung đồ với người bệnh như: chăn, gối, mỹ phẩm…

Đau mắt đỏ ủ bệnh bao lâu?

Đau mắt đỏ ủ bệnh bao lâu?

Bệnh đau mắt đỏ thường có thời gian ủ bệnh trong khoảng từ 2-14 ngày và trung bình là 8 ngày. Khởi đầu bệnh nhân có thể bị sốt kèm đau mắt đỏ, nước mắt chảy nhiều, ngứa mắt cùng xuất hiện dử mắt có màu vàng hoặc xanh, một số trường hợp còn có hiện tượng nhạy cảm với ánh sáng.

Phòng bệnh đau mắt đỏ

Đau mắt đỏ do virus và vi khuẩn có thể lây lan rất nhanh và gây dịch lớn trong cộng đồng. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh hoặc làm lây bệnh sang người khác bằng cách tuân thủ các quy tắc phòng bệnh đơn giản sau:

Với người bệnh đau mắt đỏ

  • Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch và dung dịch sát khuẩn.
  • Tránh sờ hoặc dụi tay vào mắt
  • Lau sạch dịch tiết từ mắt khoảng 2 giờ/ lần.
  • Khi nhỏ thuốc hoặc bôi thuốc lên mắt nên rửa tay sạch
  • Không dùng chung một chai thuốc nhỏ mắt với người khác.
  • Giặt đồ dùng cá nhân bằng xà phòng như: khăn, chăn, gối, ga trải giường…
  • Không lau chùi kính bằng khăn chung
  • Không đi bơi

Với người chăm sóc bệnh nhân bị đau mắt đỏ

  • Rửa tay thường xuyên bằng dung dịch sát khuẩn
  • Rửa tay ngay sau khi tiếp xúc với người bệnh hay vật dụng mà người đó sử dụng.
  • Tránh đưa tay lên sờ vào mũi hoặc mắt

Tránh bệnh đau mắt đỏ tái nhiễm

  • Loại bỏ những loại mỹ phẩm đã dùng trong thời gian bị bệnh.
  • Vứt bỏ kính áp tròng đã dùng trong thời gian đau mắt đỏ.
  • Làm vệ sinh thật sạch kính và bao kính đã dùng trong thời gian đau mắt đỏ.

Nhận biết được sớm được bệnh đau mắt đỏ có thể giúp bạn tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người thân và những người xung quanh. Bên cạnh đó bạn nên chú ý thường xuyên sử dụng thuốc nhỏ mắt có chứa các chất sát khuẩn nhẹ để bảo vệ mắt khỏi các loại virus và vi khuẩn gây bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *