Bệnh đau mắt đỏ tự khỏi sau thời gian bao lâu

Đau mắt đỏ tự khỏi sau thời gian bao lâu là thắc mắc của rất nhiều người. Bởi có nhiều người chỉ cần vài ngày đã thuyên giảm, cũng có trường hợp kéo dài và dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh đau mắt đỏ tự khỏi sau bao lâu tùy thuộc vào mức độ nhiễm bệnh của người đó. Vì vậy, người bệnh cần phải chú ý những biểu hiện đau mắt đỏ trong từng giai đoạn để làm sao cho mau khỏi bệnh.

Đau mắt đỏ thể nhẹ tự khỏi sau bao lâu

Biểu hiện đau mắt đỏ của người bệnh ở giai đoạn này là mắt bắt đầu cộm, rát như có cát ở trong mắt, hai mắt dính chặt do gỉ mắt bám chặt mi, nặng hơn có thể nhìn mờ và sợ ánh sáng. Ban đầu khởi phát ở một mắt, thường sau 4-5 ngày sẽ lan sang mắt thứ hai. Cùng với đó là biểu hiện của nhiễm virus: bệnh nhân mệt mỏi, sốt nhẹ, đau họng, ho, nổi hạch tai hoặc hạch dưới hàm.
Trong thời gian này nếu người bệnh sớm nhận biết được bệnh và áp dụng kịp thời cách chăm sóc thì bệnh đau mắt đỏ kéo dài trong khoảng 5-7 ngày sẽ tự khỏi.

Biến chứng của đau mắt đỏ

Khi đã gặp những biến chứng của đau mắt đỏ người bệnh cảm thấy nhìn mờ hơn mọi khi, chói rát khi gặp ánh sáng mạnh, chảy nước mắt liên tục, có nghĩa là bệnh đã lan vào tròng đen (giác mạc). Lúc này, đau mắt đỏ tự khỏi là điều không thể, bạn cần phải nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được thăm khám đau mắt đỏ và chỉ định sử dụng các loại thuốc điều trị đau mắt đỏ. Tuyệt đối không nên tự chẩn đoán và nhỏ kháng sinh đau mắt đỏ bừa bãi.

Giai đoạn di chứng thường chỉ chiếm một phần nhỏ các trường hợp đau mắt đỏ. Đó là việc giảm thị lực do sự hình thành một đám đục trên giác mạc vĩnh viễn hoặc gây ra loạn thị không đều. Để giải quyết di chứng này phần lớn phải nhờ tới phẫu thuật mới khỏi bệnh.

Khicó biến chứng của đau mắt đỏ cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế để khám

Phòng bệnh đau mắt đỏ

Để không phải lo lắng đau mắt đỏ tự khỏi hay không, biện pháp tốt nhất là phòng ngừa đau mắt đỏ lây lan.

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, hoặc dung dịch sát khuẩn.
  • Không dụi mắt, mũi, miệng; không dùng chung vật dụng cá nhân như: khăn mặt, chăn, gối… với người bệnh.
  • Dùng riêng lọ thuốc nhỏ mắt, kính mắt, khẩu trang,…
  • Vệ sinh mắt hàng ngày bằng nước muối sinh lý Natri Clorid 0,9%.
  • Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn khử trùng các đồ dùng của người bệnh.
  • Nên đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường.
  • Hạn chế đến nơi đông người, tiếp xúc với người bệnh hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.

Khi bị đau mắt đỏ, bạn không nên quá lo lắng vì đa số các trường hợp bị đau mắt đỏ sẽ khỏi sau 7-14 ngày. Tuy nhiên, khi phát hiện bệnh càng sớm thì khả năng điều trị bệnh càng mau khỏi, đồng thời giúp giảm thiểu các cảm giác khó chịu cho người bị đau mắt và không để bệnh lây lan trong cộng đồng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *