Đau mắt đỏ là bệnh phổ biến mà ai cũng có nguy cơ mắc phải. Tuy nhiên khi mắc bệnh thì sử dụng kháng sinh trị đau mắt đỏ như thế nào vẫn còn chưa được nhiều người biết đến.
Dùng loại kháng sinh trị đau mắt đỏ nào?
Hiện bệnh đau mắt đỏ vẫn chưa có các thuốc diệt virus gây nên. Các thuốc được sử dụng nhiều hiện nay như là acyclovir, zovirax… chỉ giúp hạn chế được sự sinh sôi của virus. Nó chỉ giúp hỗ trợ quá trình diễn tiến của bệnh được thuận lợi hơn.
Nếu bạn có các biểu hiện của đau mắt đỏ như là mắt đỏ và có ghèn, cộm mắt, có nhiều gỉ trong mắt… thì cũng có thể sử dụng kháng sinh trị đau mắt đỏ. Với kháng sinh thì nhiều người thường có tâm lý sử dụng kháng sinh mạnh, có người còn tiêm kháng sinh mấy ngày, cũng có người tự mua kháng sinh đắt tiền để tra mắt. Tuy nhiên hãy lưu ý rằng kháng sinh cũng không tiêu diệt được virus gây bệnh, có chăng nó chỉ giúp diệt vi khuẩn bội nhiễm luôn có mặt kèm theo virus khi chúng hoành hoành tại kết mạc.
Loại thuốc kháng sinh trị đau mắt đỏ đúng và nên dùng nhất với bệnh nhân là kháng sinh tra, nhỏ tại chỗ, nó là loại kháng sinh phổ rộng để giúp phòng bệnh nhiễm trùng cơ hội ở bệnh nhân. Dùng thuốc nội hay là thuốc ngoại thì còn phụ thuộc vào kinh tế của người bệnh mà sử dụng. Một số loại kháng sinh trị đau mắt đỏ sau đây mà bạn có thể dùng: tobramycine 0.3% (tobrex, toeycine), quinolone (oflovid, okacin, vigamox), neomycin và polymycine B (cebemycine).
Ngoài ra, người bệnh còn có thể sử dụng nước muối sinh lý 0.9% để rửa trôi chất tiết và gỉ mắt, giúp làm dịu đôi mắt đang bị cộm rát. Một số loại chế phẩm bôi trơn không được dùng trong giai đoạn đầu của đau mắt đỏ là celluvisc, liposic.
Trong giai đoạn cấp, người ta ít khi sử dụng thuốc mỡ, do nó sẽ gây tăng cảm giác khó chịu khi còn trong giai đoạn viêm. Một số loại thuốc được quảng cáo là chữa đau mắt đỏ phần lớn không có tác dụng với chữa đau mắt dịch, đặc biệt những thuốc có chứa chất co mạch có thể gây viêm nặng hơn hoặc dẫn đến xuất huyết kết mạc.
Dùng kháng sinh trị đau mắt đỏ sẽ giúp bệnh nhanh khỏi hơn, tuy nhiên không phải loại thuốc nào chúng ta cũng có thể dùng được. Thế nên, khi mắc bệnh, bạn hãy đến các cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị sớm.
Phòng bệnh đau mắt đỏ tốt hơn là chữa bệnh
Nếu có người đau mắt đỏ thì hãy cách ly người bệnh ra và điều trị cho họ.
Vào mùa dịch cũng cần tránh đến các nơi có nhiều người như là bệnh viện, siêu thị, các trung tâm vui chơi… Nếu trong trường hợp không tránh được việc tiếp xúc với bệnh nhân đau mắt, thì bạn hãy chủ động đeo kính, rửa mắt, hoặc rửa tay để sát trùng.
Hằng ngày bạn nên rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng nhiều lần, và nhớ nhỏ nước muối sinh lý Natri Clorid 0.9% để vệ sinh mắt sau mỗi ngày hoạt động. Đặc biệt không đưa tay dụi lên mắt, nhất là khi tay bẩn.
Các vật dụng cá nhân như là khăn mặt thì không được sử dụng chung, nhất là dùng chung với người có nguy cơ đau mắt.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.