Các triệu chứng hạ đường huyết như đói cồn cào, mệt mỏi, chóng mặt…thỉnh thoảng sẽ xuất hiện nếu bạn bỏ bữa, stress, uống rượu bia…Chỉ cần bổ sung đường là sẽ hết. Tuy nhiên nếu thường xuyên bị hạ đường huyết, bạn cần lưu ý đi khám bác sĩ ngay vì để lâu sẽ rất nguy hiểm.
Nguy cơ gây hạ đường huyết
Lượng đường trong máu an toàn sẽ duy trì ở 3 mức độ: khi đói là 90 -130mg/dl, sau khi ăn sẽ nhỏ hơn 180mg/dl, trước khi đi ngủ khoảng 110 -150mg/dl.
Khi lượng đường trong máu hạ thấp hơn ngưỡng cho phép, cơ thể sẽ phản ứng bằng các triệu chứng kinh hạ đường huyết như đói cồn cào, da tái lạnh, bủn rủn chân tay, vã mồ hôi lạnh… Người bệnh sẽ cảm thấy mệt lả, không còn sức, tim đập nhanh, đau đầu, chóng mặt. Nếu thường xuyên bị hạ đường huyết và kéo dài, có thể xuất hiện co giật, mất ý thức và đi vào hôn mê.
Biến chứng nguy hiểm của hạ đường huyết
Tế bào não của cơ thể con người có tính thấm cao với glucose, não thường sử dụng glucose để tạo năng lượng. Do đó, lượng đường trong máu bị hạ quá mức, người bệnh có thể gặp các biến chứng hạ đường huyết như loạn thần, co giật, rối loạn ý thức, hôn mê.
- Trường hợp nặng: Có thể rối loạn tinh thần, sầu uất, ủ rũ, mất phương hướng, thậm chí là động kinh, luôn ủ rũ và dễ bị kích động. Nghiêm trọng hơn có thể tê cứng tay chân, liệt nửa người.
- Trường hợp nghiêm trọng: Hôn mê xảy ra đột ngột, co cơ hàm, co giật toàn thân, hôn mê sâu. Có trường hợp dẫn đến tử vong vì trụy tim mạch.
Hạ đường huyết quá mức có thể dẫn đến tử vong vì trụy tim
Thường xuyên bị hạ đường huyết cần điều trị ngay
Hạ đường huyết nếu chỉ mới bị hoặc thỉnh thoảng có các triệu chứng dạng nhẹ thì có thể ăn nhanh một số thực phẩm để tăng đường như cháo loãng, súp, bánh kẹo hoặc uống một cốc nước đường, nghỉ ngơi một lát sẽ khỏi.
Đối với người thường xuyên bị hạ đường huyết hoặc bệnh nhân tiểu đường cần phải đến khám tại các trung tâm y tế để được chẩn đoán bệnh và tiêm hoặc truyền dung dịch ngọt phù hợp. Khi tiêm cần tiêm thật chậm, liều sử dụng phù hợp với từng cơ địa và tình trạng bệnh. Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không có biến chứng gì.
Để phòng bệnh, người thường xuyên bị hạ đường huyết không nên nhịn đói, hoặc bỏ bữa, hạn chế làm việc quá sức,stress…Nên có chế độ tập luyện thể lực điều độ và luôn mang theo bánh kẹo và đồ ngọt để có thể ăn ngay khi có dấu hiệu hạ đường.
Đối với người bị bệnh tiểu đường đang điều trị bằng insulin cần lưu ý sử dụng đúng liều lượng bác sĩ cho phép, không nên tự ý thay đổi liều lượng sẽ khiến tăng nguy cơ hạ đường huyết.
Sử dụng các loại thực phẩm cho người bị hạ đường huyết và các loại thức uống giúp tăng đường cũng là một biện pháp hiệu quả giúp người thường xuyên bị hạ đường huyết cải thiện tình trạng sức khỏe. Nên ăn nhiều rau quả và uống nhiều nước ép trái cây bổ sung chất xơ để thanh lọc cơ thể, giúp máu lưu thông tốt, đường được hấp thụ tốt hơn.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.