8 nguyên nhân gây bệnh vẩy nến ở chân cần biết để phòng tránh

Bệnh vẩy nến ở chân và tay làm ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Bệnh nhân cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân để điều trị càng sớm càng tốt.

Theo số liệu thống kê, ở nước ta hiện nay có tới 3 – 5% người đến khám chuyên khoa da liễu bị mắc bệnh vẩy nến. Biểu hiện ban đầu của vẩy nến nói chung và bệnh vẩy nến ở chân nói riêng là vùng da bị bệnh nổi mẩn đỏ. Bên cạnh đó, tế bào chết xuất hiện ngày càng nhiều tạo thành các lớp như vẩy cá trên da. Sâu trong lớp vẩy có màu hồng đỏ còn trên bề mặt có màu trắng ngà.

Những biểu hiện đáng sợ của bệnh vẩy nến ở chân không những làm bệnh nhân khó chịu trong sinh hoạt mà còn gây mặc cảm, mất tự tin. Các bác sĩ chuyên khoa da liễu đã liệt kê loạt nguyên nhân gây bệnh thường gặp để người bệnh tiện theo dõi, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời. Dưới đây là thông tin chi tiết mời các bạn xem qua.

Bệnh vẩy nến ở chân do rối loạn hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch bị rối loạn, các tế bào miễn dịch thay vì tấn công các yếu tố lạ gây bệnh như virus, vi khuẩn lại quay ra tấn công vào chính cơ thể. Chúng tác động vào lớp biểu bì làm cho tế bào da bị chết đi nhanh chóng. Số lượng da chết càng nhiều sẽ đóng vảy và làm xuất hiện bệnh.

Do di truyền

Những người bị bệnh vẩy nến ở chân khả năng cao có người thân cũng bị mắc bệnh. Theo ghi nhận, có khoảng 40% bố mẹ bị vẩy nến sẽ di truyền sang con.

Do căng thẳng

Căng thẳng kéo dài khiến bệnh càng nặng thêm

Sống trong môi trường bị áp lực nặng nề, tâm trạng luôn lo lắng cũng làm hư hại da. Với những người bị vẩy nến ở dạng nhẹ nhưng mang tâm lý tự ti mặc cảm cũng khiến cho bệnh ngày càng nặng thêm.

Nhiễm khuẩn

Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, người bệnh không chú ý vệ sinh đúng cách khiến da bị nhiễm khuẩn. Hoặc với người có thói quen sử dụng chất tẩy rửa mạnh cũng góp phần làm cho bệnh vẩy nến ở chân nặng thêm.

Dùng thuốc không đúng cách

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc rất tùy tiện không theo chỉ định của bác sĩ. Hoặc nghe nói có cách chữa vẩy nến bằng phương pháp dân gian thì vội vàng tin và làm theo ngay. Nếu chữa trị không đúng cách sẽ để lại hậu quả rất lớn. Sử dụng thuốc trị cao huyết áp, thuốc sốt rét,… nếu không đúng liều lượng cũng có thể dẫn tới bệnh vẩy nến.

Sống trong môi trường ô nhiễm

Ô nhiễm môi trường là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh trong đó có vẩy nến

Không khí có nhiều bụi bẩn, nguồn nước bị nhiễm độc, ăn thực phẩm bẩn mỗi ngày cũng là nguyên nhân gây bệnh vẩy nến nói chung và bị ở chân nói riêng.

Ánh sáng mặt trời

Trong ánh sáng mặt trời có chứa tia UVB là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào cho cơ thể. Tuy nhiên tia tử ngoại cũng chứa rất nhiều hiểm họa tiềm ẩn. Nếu bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời gay gắt vào khoảng thời gian từ 10 – 15 giờ chiều thì nguy cơ phát sinh bệnh vẩy nến sẽ tăng rất cao.

Hư tổn vùng thượng bì

Vì một lý do nào đó (có thể là ngoại cảnh hay nội cảnh) vùng da thượng bì ở chân của bạn bị hư tổn. Nếu không được chữa trị, chăm sóc kịp thời đúng cách sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng. Nhẹ thì bạn bị xước da, nấm chân nặng hơn có thể bạn sẽ bị bệnh vẩy nến ở chân.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *