Bạn hiểu như thế nào về hiện tượng cảm cúm bị đau tai?

Cảm cúm bị đau tai là hiện tượng khá phổ biến ở bệnh nhân mắc cảm cúm, tuy nhiên nếu không biết cách khắc phục sẽ gây ra cảm giác khó chịu và nhiều bất tiện cho người bệnh.

Cảm cúm bị đau tai không phải là triệu chứng quá nghiêm trọng gây nguy hiểm cho người bệnh. Nhưng nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây khó chịu và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, đồng thời có thể dẫn tới một số căn bệnh về tai khác nghiêm trọng hơn.

1. Tại sao cảm cúm bị đau tai?

Chúng ta cần hiểu rằng, đau tau không phải là một căn bệnh. Nó là một biểu hiện, triệu chứng đi kèm của một căn bệnh hoặc bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Khi mắc bệnh cảm cúm, người bệnh thường sẽ gặp các triệu chứng như hắt hơi, sổ mũi,… Nếu không được điều trị đầy đủ, người bệnh có thể sẽ bị tắc vòi nhĩ hoặc bán tắc vòi nhĩ. Vòi nhĩ là đường thông khí từ vùng mũi họng đến hòm nhĩ, giúp cân bằng áp lực khí ở tai giữa với bên ngoài. Vậy nên nếu bộ phận này bị tắc hoặc bán tắc sẽ gây nên hiện tượng cảm cúm ù tai và đau tai.

Cảm cúm đau tai gây nhiều sự khó chịu cho người bệnh

Ngoài ra còn có nhiều nguyên nhân khác dẫn tới cảm cúm bị đau tai như:

  • Lão hóa cơ quan thính giác khi cao tuổi.
  • Gặp một số bệnh lý về tai – mũi – họng.
  • Tiếp xúc với âm thanh quá lớn và đột ngột.
  • Thay đổi độ cao như lúc lên, xuống máy bay.
  • Các bộ phận ở tai bị tổn thương hoặc do ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc điều trị.

Để chẩn đoán được chính xác, người bệnh nên tới bệnh viện hoặc các phòng khám uy tín để tiến hình một vài xét nghiệm cơ bản, từ đó sẽ có phương pháp điều trị phù hợp với từng đối tượng bệnh nhân.

2. Phương pháp điều trị chứng đau tai khi bị cảm cúm

Tuy theo giai đoạn mắc cảm cúm mà có những biện pháp điều trị phù hợp cho từng người. Tuy nhiên, nếu bị đau tai thì người bệnh cần lưu ý thực hiện những điều sau để giảm nhanh triệu chứng khó chịu.

  • Thực hiện biện pháp Valsava: Hít hơi vào đầy miệng, phồng má, ngậm chặt miệng, thổi nén hơi qua tai, sau đó cố gắng thở ra hơi mạnh nhưng không nên mạnh quá vì sẽ gây ảnh hưởng đến tai. Trong quá trình thở mạnh, hơi không được đẩy ra ngoài sẽ di chuyển đến vòi nhĩ và thông tắc vòi nhĩ khiến tai trở lại tạng thái bình thường.
  • Thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý hoặc sử dụng loại thuốc xịt dung dịch nước muối biển phun sương vào mũi, sau đó xì mũi nhẹ để dịch trôi ra ngoài.
Thường xuyên rửa mũi sẽ giúp làm giảm hiện tượng ù tai, đau tai khi mắc cảm cúm

Ngoài ra, người bệnh có thể tiến hành một số biện pháp dân gian như: xông mũi, sử dụng một số loại thảo dược (xích đồng, hà thủ ô, đậu đen), chườm nóng vành tai bằng muối rang và thực hiện một vài động tác massage nhẹ,… cũng sẽ giúp tai được thoải mái và làm giảm đau tai khi cảm cúm.

Đối với các trường hợp bệnh nhân đã thực hiện tất cả các biện pháp mà không có dấu hiệu thuyên giảm, hoặc thính lực giảm đột ngột, thì cần tới ngay các cơ sở khám chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị hợp lý. Đây có thể là biểu hiện của một số căn bệnh nghiêm trọng hơn, khiến người bệnh có thể mất đi khả năng nghe của mình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *