Số lượng người bị mắc bệnh huyết áp cao ngày một tăng cao, nhất là người lớn tuổi. Vậy bệnh huyết áp cao là bao nhiêu? Huyết áp thấp là bao nhiêu?
1. Huyết áp là gì?
Huyết áp là áp lực máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Theo nghiên cứu cho biết lực co bóp của tim và sức cản của động mạch tạo ra huyết áp.
2. Huyết áp cao là gì?
Huyết áp cao hay còn gọi là tăng huyết áp là một bệnh mạn tính trong đó áp lực máu đo được ở động mạch tăng cao.
Huyết áp được ghi nhận bởi 2 chỉ số là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Trong đó, huyết áp tâm thu tượng trưng cho áp suất trong lòng động mạch khi tim đập, huyết áp tâm trương tượng trưng cho áp suất trong động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa các nhịp đập và bơm máu.
Chỉ số huyết áp cao theo cấp độ
Có thể phân huyết áp theo các cấp độ khác nhau. Vậy, chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu theo cấp độ?
Tiền cao huyết áp
Tiền cao huyết áp là khi huyết áp của bạn đã tăng lên, vượt khỏi phạm vi bình thường và có nhiều khả năng phát triển thành huyết áp cao giai đoạn 1. Chỉ số huyết áp tâm thu là giữa 120 mmHg – 139 mmHg, chỉ số huyết áp tâm trương là giữa 80 mmHg – 89 mmHg.
Ở giai đoạn này, bạn chưa cần uống thuốc mà chỉ cần điều chỉnh lại để có một lối sống lành mạnh, có chế độ ăn hợp lý, thường xuyên tập thể dục để ổn định huyết áp. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng các dược phẩm có chiết xuất từ Nattokinase, Địa long, Hòe hoa để hạ và ổn định huyết áp.
Tăng huyết áp giai đoạn 1
Khi chỉ số huyết áp tâm thu là giữa 140 và 159 mmHg, huyết áp tâm trương đạt từ 90 đến 99 mmHg.
Tăng huyết áp giai đoạn 2
Chỉ số xác định huyết áp cao giai đoạn 2 là: huyết áp tâm thu cao hơn hoặc bằng 160 mmHg, huyết áp tâm trương cao hơn hoặc bằng 100 mmHg. Ở giai đoạn này, người mắc cao huyết áp cần đến bác sĩ và dùng thuốc theo chỉ dẫn.
Khu vực nguy hiểm
Khi chỉ số huyết áp cao là bao nhiêu thì sang giai đoạn nguy hiểm? Đó là khi huyết áp tâm thu là trên 180mmHg, huyết áp tâm trương là trên 110mmHg. Ở giai đoạn này, người mắc cao huyết áp cần điều trị khẩn cấp để tránh mắc phải những biến chứng nguy hiểm.
3. Huyết áp cao là bao nhiêu theo lứa tuổi?
Chỉ số huyết áp lý tưởng là 120/80mmHg. Tuy nhiên, chỉ số bệnh huyết áp cao có sự thay đổi tùy theo độ tuổi.
+ Người từ 3 – 6 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 116/76 mmHg.
+ Người từ 7 – 10 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 122/78 mmHg.
+ Người từ 11 – 13 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 126/82 mmHg.
+ Người từ 14 – 16 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 136/86 mmHg.
+ Người từ 17 – 19 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 120/85 mmHg.
+ Người từ 20 – 24 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 120/79 mmHg.
+ Người từ 25 – 29 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 121/80 mmHg.
+ Người từ 30 – 34 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 122/81 mmHg.
+ Người từ 35 – 39 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 123/82 mmHg.
+ Người từ 40 – 44 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 125/83 mmHg.
+ Người từ 40 – 44 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 125/83 mmHg.
+ Người từ 45 – 49 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 127/84 mmHg.
+ Người từ 50 – 54 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 129/85 mmHg.
+ Người từ 55 – 59 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 131/86 mmHg.
+ Người trên 60 tuổi: Chỉ số huyết áp lý tưởng là 134/87 mmHg.
Huyết áp có thể lên xuống tùy theo thể trạng, dinh dưỡng, vận động, nhóm tuổi và giới tính của mỗi người, do đó, bạn nên đo huyết áp thường xuyên để biết rõ tình trạng bệnh cũng như để có biện pháp điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn cũng nên duy trì một chế độ ăn hợp lý, thường xuyên tập thể dục và có lối sống lành mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng nên dùng một số sản phẩm ổn định huyết áp có chiết xuất từ Nattkokinase hay thành phần địa long, hòe hoa để giúp hạ và ổn định huyết áp.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.