Hầu hết bệnh nhân mắc bệnh bướu cổ thiếu iot đều không ý thức được mình mắc chứng bệnh này cho đến khi khối bướu phình to. Ngoài việc quan sát những thay đổi vùng cổ, bướu cổ thiếu iot còn có những dấu hiệu nhận biết nào khác không?
Theo thống kê tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, số người mắc các bệnh lý về tuyến giáp đã tăng gấp 3 lần từ trong 3 năm, từ 2014 đến 2017. Con số này báo động tình trạng thiếu iot trong cộng đồng đã quay trở lại.
Kiến thức về bệnh tuyến giáp ít được người dân cập nhật. Trong khi đây lại là một tuyến nội tiết quan trọng. Tuyến giáp giúp điều hòa hoạt động của cơ thể thông qua quá trình tổng hợp hormon giáp trạng, chuyển vào máu, đi đến các mô trong cơ thể.
Thế nhưng, khi tuyến giáp gặp vấn đề, chủ yếu là gây ra bướu cổ thiếu iot, những dấu hiệu bệnh lại rất dễ nhầm lẫn với những bệnh khác. Vậy làm cách nào để nhận biết bản thân có mắc bệnh bướu cổ thiếu iot hay không?
Các triệu chứng thường gặp khi bị bướu cổ thiếu iot
Bướu cổ thiếu iot gây mệt mỏi
Có khá nhiều nguyên nhân khiến cơ thể chúng ta mệt mỏi. Mệt mỏi do thời tiết thay đổi, hay do tần suất làm việc khá dày đặc khiến bạn hoạt động hết công suất. Thế nhưng nếu bạn thường xuyên bị mệt mỏi, kể cả khi không làm việc gì thì nên đặt dấu hỏi ngay. Có thể cơ thể bạn đang thiếu hụt iot và có nguy cơ mắc phải bệnh bướu cổ.
Đó là do khi tuyến giáp có vấn đề, lượng hormon giảm sút đáng kể kéo theo lượng seroterin cũng giảm theo. Điều này khiến cho cơ thể mệt mỏi, không còn hứng thú, thoải mái, vui vẻ để làm việc. Mệt mỏi thường xuyên chính là triệu chứng chính của căn bệnh bướu cổ thiếu iot.
Bướu cổ thiếu iot còn gây chuột rút và đau lưng
Có tới hơn 80% người bệnh bướu cổ thiếu iot bị chuột rút kèm theo đau lưng. Triệu chứng này mang đến sự đau đớn và bất tiện trong hoạt động cho bệnh nhân. Chuột rút có thể thuyên giảm trong thời gian ngắn. Còn với chứng đau lưng, nhiều bệnh nhân phải chịu đựng rất lâu dù đang điều trị bằng thuốc đều đặn.
Luôn trong trạng thái buồn ngủ
Khi cơ thể thiếu hụt i-ốt sẽ khiến bệnh nhân luôn trong tình trạng yếu ớt và cảm thấy buồn ngủ mọi lúc mọi nơi. Triệu chứng này vô cùng phiền toái vì bệnh nhân không thể ngồi lâu, ảnh hưởng đến năng suất làm việc.
Mệt mỏi và buồn ngủ thường xuyên cũng có thể do bướu cổ gây ra.
Táo bón
Bướu cổ thiếu i-ốt cũng sẽ ảnh hưởng xấu đến các cơ quan khác trong đó có vấn đề về đường ruột. Điển hình là bệnh nhân có thể mắc chứng táo bón dài hạn hay tiêu chảy thường xuyên. Hai triệu chứng này có thể báo hiệu bạn đang bị suy giáp hay cường giáp.
Tuyến giáp phì đại
Đây là triệu chứng bên ngoài mà bạn có thể tự quan sát được. Như tên gọi của bệnh, khi mắc bướu cổ thiếu iot bạn sẽ bị sưng vùng cổ do tuyến giáp phì đại. Cùng với khối bướu to lên là triệu chứng bướu cổ gây khó thở, khàn giọng xuất hiện. Bạn sẽ gặp khó khăn mỗi khi mặc áo cao cổ hay đeo cà vạt. Vì vậy khi thấy dấu hiệu này hãy nghĩ ngay đến bệnh bướu cổ.
Đau cơ khớp, hội chứng ống cổ tay
Khi tuyến giáp hoạt động không tốt, bạn sẽ cảm thấy tê ngứa ở cánh tay. Khi đó lượng hormon bị thiếu khiến cho não gửi thông tin đến các cơ chậm trễ. Bệnh nhân còn bị chứng cứng khớp của cả tứ chi, đặc biệt là cơ cánh tay rất yếu. Nếu để lâu sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng ống cổ tay hay ống cổ chân có thể gây teo cơ.
Da và tóc thay đổi
Khi tuyến giáp gặp bất thường, triệu chứng về tóc và da sẽ rất rõ ràng. Tóc thì sẽ xơ, giòn nên dễ gãy. Bướu cổ gây rụng tóc sẽ khiến tóc mỏng đi rất nhanh. Đôi khi phần lông ngoài rìa của chân mày cũng sẽ bị rụng. Với da thì rất khô, dày, thô và hay bong tróc, hay trở nên đặc biệt mẫn cảm nếu bạn bị cường giáp.
Phụ nữ khó mang thai khi bị bướu cổ thiếu i-ốt
Khi các kì kinh nguyệt không còn đều đặn, tới sớm hơn, lặp lại nhiều lần không theo chu kì, hay kì kinh ngắn hơn bình thường đều có thể cho thấy bạn đang gặp vấn đề về tuyến giáp. Hiện tượng này xảy ra cũng do chu kỳ kinh nguyệt ảnh do các hormon điều hòa trực tiếp. Khi kinh nguyệt bị ảnh hưởng, các nang trứng cũng rối loạn theo. Đó là lí do mà phụ nữ mắc bệnh bướu cổ thiếu i-ốt khó có thể thụ thai và sinh con.
Phương pháp xét nghiệm phát hiện bướu cổ thiếu iot
- Xét nghiệm máu: Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ xác định được tuyến giáp của bạn có hoạt động quá mức hay không qua chỉ số TSH trong máu. Qua đó có phương án điều trị phù hợp cho từng bệnh nhân.
- Xét nghiệm độ tập trung i-ốt: Người bệnh sẽ dùng một lượng dung dịch iot để có thể đánh giá độ tập trung i-ốt của tuyến giáp. Từ đó nhận thấy tuyến giáp có sản xuất đủ hormon cho cơ thể hay không.
- Kiểm tra xạ hình của tuyến giáp: Đây là phương pháp xét nghiệm sử dụng i-ốt phóng xạ. Khi vào cơ thể, i-ốt phóng xạ sẽ được các tế bào tuyến giáp bắt giữ và ghi lại bằng hình ảnh. Từ đó có cơ sở đánh giá được các cấu trúc bất thường trong tuyến giáp và tính chất nhân giáp.
- Siêu âm tuyến giáp: Đây là biện pháp đơn giản nhất và có thể thực hiện ở hầu hết các bệnh viện. Siêu âm sẽ giúp bác sĩ nhìn rõ vị trí và kích thước của các nhân giáp. Vì vậy, mọi người nên thực hiện siêu âm tuyến giáp định kỳ để đánh giá nhân giáp và phát hiện các bất thường kịp thời.
Có khá nhiều dấu hiệu, triệu chứng xảy ra khi chúng ta mắc phải bướu cổ thiếu iot. Tuy nhiên, các dấu hiệu thường không rõ ràng, chỉ dễ nhận thấy khi bệnh đã tiến triển. Hoặc có thể nhận biết nhưng lại dễ nhầm lẫn với các căn bệnh khác. Vì vậy, kiểm tra sức khỏe và tiến hành các xét nghiệm là phương án chính xác nhất để phát hiện và điều trị bướu cổ hiệu quả.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.