Cách chữa trị bệnh tự kỷ ở trẻ em mà các phụ huynh nên biết

Hiện nay bệnh tự kỷ ở trẻ tăng nhiều hơn so với thời điểm trước. Các bậc làm cha mẹ có con bị tự kỷ nên biết một số phương pháp điều trị bệnh tự kỷ ở trẻ em để có thể giúp đỡ con mình.

Tự kỷ là một dạng rối loạn lan tỏa thường thấy ở trẻ nhỏ, đặc biệt là khoảng thời gian dưới 3 tuổi. Trẻ mắc chứng tự kỷ dễ bị rối loạn phát triển về mặt cảm xúc, nhận thức, khả năng giao tiếp hay hạn chế về mặt ngôn ngữ,… điều này khiến bé gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng. Cho tới nay, nguyên nhân trẻ tự kỷ là gì vẫn chưa được xác định, mặc dù hội chứng này đang ngày càng xuất hiện nhiều thêm.

Hiện chưa có phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh tự kỷ ở trẻ, nhưng nếu biết cách kết hợp nhiều phương pháp lại với nhau, có thể đem lại hiệu quả rất khả quan. Sau đây sẽ là một số cách chữa trị bệnh tự kỷ ở trẻ hiện đang được các chuyên gia đánh giá cao và mang lại kết quả trong điều trị tự kỷ.

1. Các phương pháp y sinh học

  • Sử dụng hóa dược: Mặc dù hiện nay chưa có thuốc đặc trị tự kỷ, nhưng đã có một số loại thuốc được dùng với mục đích hạn chế các triệu chứng như kém tập trung, hung hăng, lầm lì.
  • Giải độc hệ thống: Có một số giả thiết cho rằng, trẻ bị tự kỷ là  do nhiêm độc thủy ngân, nên để điều trị căn bệnh này cần phải tiến hành thải độc ra khỏi cơ thể. Mặc dù nó có mang lại kết quả khả quan ở một số thử nghiệm điều trị của nhóm bác sĩ tại Mỹ, nhưng phương pháp này vẫn không được xem là phương pháp chính thống trong điều trị tự kỷ.
Kiểm soát chế độ ăn của con trẻ cũng được xem là một phương pháp điều trị tự kỷ.
  • Ăn kiêng: Có giả thiết khác lại cho rằng, trẻ bị tự kỷ là do rối loạn một số tuyến nội tiết trong cơ thể, thiếu sinh tố và dị ứng với một số chất khi chúng được cơ thể hấp thụ. Nên các bác sĩ cho rằng, cần kiểm soát chặt chẽ lượng hóa chất từ các loại thực phẩm bên ngoài vào trong cơ thể của trẻ, và phương pháp duy nhất có thể thực hiện chính là ăn kiêng. Tuy nhiên phương pháp này vẫn chỉ là giả thuyết, vì chưa có nhà nghiên cứu nào có thể chứng minh hiệu quả trong điều trị tự kỷ của phường pháp trên.
  • Vật lý trị liệu: Trẻ tự kỷ thường rất lười vận động, vì thế sử dụng phương pháp này để hoạt hóa các cơ quan đã lâu không vận động, hoặc các cơ quan.
  • Trẻ có khả năng vận động kém. Các hoạt động thường là để thúc đẩy cơ quan phát âm, chân tay, thị giác.

2. Các phương pháp tâm lý giáo dục

  • Trị liệu phân tâm: Phương pháp này chủ yếu là chơi và trò chuyện cùng trẻ, giúp trẻ giải tỏa những căng thẳng dồn nén trong quá khứ, giúp định hình lại nhân cách của trẻ. Phương pháp này giúp trẻ cải thiện tình huống giao tiếp và hình thành sự tiếp xúc qua lại. Giúp trẻ hòa nhập với gia đình, trường học, điều này sẽ dần cải thiện được tình trạng tự kỷ của trẻ.
Thường xuyên nói chuyện với trẻ, động viên trẻ tham gia các hoạt động cùng gia đình và ở trường học.
  • Phương pháp tâm vận động: Vận động của cơ thể càng tăng thì sẽ dẫn đến sự nhanh nhạy của hệ thần kinh và tác động tới phát triển tâm lý. Vận động tâm lý có nghĩa là kích thích các tế bào thần kinh hoạt động, từ đó giúp trẻ có khả năng nhận thức tốt hơn tới sự việc bên ngoài.
  • Cải thiện ngôn ngữ: Trẻ tự kỷ thường không nói chuyện hoặc rất ít khi nói chuyện với những người xing quanh, điều này là một phần nguyên nhân khiến cho khả năng ngôn ngữ của trẻ bị hạn chế, không thể giao tiếp hay nói chuyện với mọi người. Vì thế chỉnh âm cho trẻ tự kỷ là điều rất quan trọng, nếu trẻ tự kỷ biết nói thì sẽ hỗ trợ rất tốt cho trẻ trong tương lai. Thông thường phương pháp này áp dụng cho từng trẻ, mỗi lần điều trị kéo dài từ 1 đến 2 tuần, nhưng có những trường hợp phải kéo dài tới hàng năm, điều này còn phụ thuộc vào khả năng ngôn ngữ của trẻ.
  • Trị liệu thông qua các môn nghệ thuật như âm nhạc, vẽ, nặn, hoặc qua các bài thơ, đồng dao: Phương pháp này có thể giúp kích thích não bộ của trẻ. Trẻ tự kỷ có khả năng nhớ rất máy móc, vì thế dạy chữ cho trẻ qua những bài hát, bài đồng dao có từ ngữ đơn giản và tươi sáng sẽ giúp trẻ tiếp thu nhanh hơn. Ngoài ra việc nặn sẽ giúp trẻ tự kỷ có thể kết hợp được tay và mắt, nâng cao khả năng vận động, giúp trẻ tăng khả năng tập trung mà làm chủ hành động của mình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *