Cảnh báo những triệu chứng tăng huyết áp bạn cần lưu ý

Tăng huyết áp được coi là ‘kẻ giết người thầm lặng’ bởi vì triệu chứng tăng huyết áp thường không phải là triệu chứng đặc trưng của bệnh

Nhiều người đã mắc bệnh tăng huyết áp trong nhiều năm dù không xuất hiện bất kỳ dấu hiệu cảnh báo nào. Nếu bạn có nguy cơ tăng huyết áp hoặc mắc bệnh huyết áp cao, cần lưu ý các dấu hiệu của bệnh. Điều này rất hữu ích trong việc phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Thế nào thì được gọi là tăng huyết áp

Huyết áp là lực tác động của máu lên thành mạch máu, tăng huyết áp xảy ra khi áp lực máu hệ thống động mạch tăng cao.

Mức huyết áp bình thường là 120/80 mmHg. Trong đó 120 là con số biểu thị cho huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa – áp lực cao nhất trong lòng động mạch) còn 80 là con số biểu thị cho huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu – áp lực thấp nhất trong động mạch).

Khi mức huyết áp của bạn từ 120/80mmHg đến 139/89mmHg thì được gọi là tiền tăng huyết áp (bạn có nguy cơ cao bị tăng huyết áp), huyết áp từ 140/90mmHg trở lên được gọi là tăng huyết áp.

Đo huyết áp thường xuyên để theo dõi chỉ số huyết áp của bản thân.

Tăng huyết áp thường gặp ở những đối tượng nào?

Thông thường, huyết áp cao thường gặp nhiều hơn với người cao tuổi, nhóm người bị nhiều nhất là ở người từ 45 tuổi trở lên; người thừa cân béo phì, mỡ máu cao; người sử dụng rượu bia, thuốc lá; người ăn nhiều muối, ít rau quả; người ít hoạt động thể lực; người mắc các bệnh mạn tính như bệnh thận, tiểu đường…

Ngoài ra, trong gia đình nếu có thành viên tiền sử bị cao huyết áp thì nguy cơ bị căn bệnh này cao hơn.

Những triệu chứng tăng huyết áp cần lưu ý

  • Đau đầu: Huyết áp trên 180/110mmHg thì đau đầu có thể là dấu hiệu hàng đầu bạn cần quan tâm. Có thể đau vùng đỉnh đầu, hai bên thái dương. Tuy nhiên, trong trường hợp huyết áp tăng nhẹ, triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện. Chỉ khi bệnh cao huyết áp đã trở thành ác tính thì bạn mới thấy những cơn đau đầu.
  • Chóng mặt: Bệnh nhân đột ngột cảm thấy chóng mặt, người choáng váng, mất thăng bằng, đi bộ khó khăn. Có thể kèm theo ù tai hoa mắt, bị ngất thậm chí là đột qụy.
  • Suy giảm trí nhớ: Tăng huyết áp làm cản trở lưu thông máu lên nuôi dưỡng não bộ vì vậy lâu ngày làm suy giảm trí nhớ; biểu hiện là bệnh nhân hay quên.
  • Mất ngủ: Tăng huyết áp làm cho bệnh nhân khó ngủ, ngủ không sâu giấc, hay mê sảng, nhiều trường hợp mất ngủ thường xuyên.
  • Chảy máu mũi: Cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu.
Mạch máu trong mũi bị vỡ gây chảy máu mũi.
  • Nôn ói: Bạn sẽ cảm giác buồn ôn và nôn. Tuy nhiên, triệu chứng này còn liên quan đến nhiều bệnh lý khác. Do đó nếu xuất hiện một số triệu chứng liên quan khác đi kèm như nhìn mờ, khó thở… thì có thể bạn đã bị tăng huyết áp.
  • Có vấn đề về thị giác: Vết máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc có thể gây mờ mắt đột ngột.
  • Có vấn đề về hô hấp: Người bệnh khó thở, đau tức ngực, xuất hiện trống ngực liên hồi.

Muốn nhận biết rõ các triệu chứng tăng huyết áp đang xảy ra với bạn để chẩn đoán bệnh từ sớm, giúp điều trị kịp thời, nhằm giảm thiểu nguy cơ các biến chứng, thì bạn nên thường xuyên đo huyết áp và theo dõi chỉ số huyết áp của mình.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *