Chấn thương sọ não không mổ sẽ có hậu quả gì?

Hiện nay tỷ lệ người bị tai nạn chấn thương sọ não ngày càng gia tăng đặc biệt là khi đất nước đang phát triển về công nghiệp và giao thông vận tải. Vậy chấn thương sọ não phải phẫu thuật và chấn thương sọ não không mổ sẽ có hậu quả gì?

Dù xảy ra dưới hình thức nào thì chấn thương sọ não cũng gây nên hậu quả và những di chứng nặng nề đối với bệnh nhân. Có nhiều hình thức cứu chữa chấn thương sọ não nhưng phổ biến nhất là chấn thương sọ não phải phẫu thuật và chấn thương sọ não không mổ. Chấn thương sọ não phải phẫu thuật và chấn thương sọ não không mổ sẽ có hậu quả gì là câu hỏi mà nhiều người vẫn thắc mắc.

Chấn thương sọ não không mổ sẽ có hậu quả gì?

Những tổn thương ngay lập tức mà chấn thương sọ não gây nên

  • Bọc máu tụ nội sọ: do đứt rách tạo nên, các khối máu tụ này có thể khu trú ở nhiều vùng của não. Tùy theo mức độ chấn thương, máu tụ có thể tập trung ở dưới màng cứng, dưới lều tiểu não, trong não, trong não thất. Trong đó, máu tụ trong não thất là một hậu quả nặng nề của chấn thương sọ não. Khi bị vỡ, đứt các mạch máu lớn, máu tràn vào các não thất đến mức nặng là “lụt não thất” cũng thường xảy ra trong trường hợp xuất huyết não trong đột quỵ mạch máu não.
  • Phù não: Trong các hậu quả của chấn thương sọ não, phù não là biến chứng phổ biến nhất và nguy hại nhất, đe dọa tính mạng nạn nhân.
  • Thoát vị não: Trường hợp phù não nặng sẽ gây nên thoát vị não. Là tình trạng phù não chèn ép quá mạnh gây nên, một phần của não bị đẩy ra, chui vào các khoang, khe, lỗ hở, đặc biệt nguy hiểm nhất là thể thoát vị não tại lỗ lớn của xương chẩm gây chèn ép hành tủy, nơi trung tâm chi phối hô hấp và tim mạch. Do đó, thoát vị não lỗ chẩm là một nguy cơ tử vong trong giây phút nếu không được phát hiện sớm và xử trí tại chỗ kịp thời.
  • Hội chứng tăng áp lực nội sọ: Tất cả những biến chứng của chấn thương sọ não, trong đó có vai trò quan trọng của phù não đã dẫn đến hội chứng tăng áp lực nội sọ với ba triệu chứng chủ yếu:

– Đau đầu (Cảm giác đau theo nhịp mạch đập, đau giật hay đau như nổ tung đầu. Đau với cường độ ngày càng tăng lên làm bệnh nhân kêu rên, la hét).

– Nôn mửa do tăng áp lực nội sọ chèn ép các nhân dây thần kinh sọ não.

– Phù đĩa thị hay phù gai thị.

  • Thiếu máu não: Tại vùng thiếu máu não sẽ phát sinh những “ổ thiếu máu” kể cả trong trường hợp thiếu máu não không do chấn thương (thiếu máu não tạm thời hoặc vĩnh viễn, nhồi máu não…). Ở thiếu máu não sẽ hình thành ba vùng:

– Vùng thiếu máu não quá mức sẽ xuất hiện vùng não bị hoại tử, có thể không hồi phục. 

– Vùng bán ảnh là vùng nhu mô não cũng bị thiếu máu tương đối nặng nhưng chưa đến mức hoàn toàn bị hủy hoại, vẫn còn khả năng hồi phục.

– Vùng não nguyên lành, vùng này có ý nghĩa rất quan trọng, nhất là vùng gần mạng lưới động mạch, có nhiều khả năng nhận và chuyển tiếp máu “tiếp ứng” cho tế bào não tại vùng bán ảnh.

Di chứng tiếp diễn sau chấn thương sọ não

Trừ trường hợp tử vong ngay lập tức, còn tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của chấn thương sọ não có thể xuất hiện sau một thời gian tạm ổn định.

Chấn thương sọ não gây nên những  hậu quả nặng nề cho bệnh nhân
  • Hội chứng đau đầu sau chấn thương sọ não có hai thể: thể xuất hiện sớm và thể muộn, với diễn biến dai dẳng kéo dài, khó khăn trong điều trị.
  • Động kinh: Thường gặp trong một nửa số trường hợp do chấn thương sọ não. Đây là thể động kinh rất đa dạng, phức tạp. Lại có những vùng có ổ khu trú xuất hiện không chỉ là những cơn động kinh mà còn phối hợp cả những rối loạn tâm thần rất khó điều trị.
  • Bệnh lý cột sống cổ: Thường xuất hiện sớm và nặng do lực chấn động từ sọ não dội xuống cột sống cổ. Chấn thương sọ não còn đẩy mạnh tốc độ tiến triển thoái hóa đĩa đệm – cột sống, gây thoát vị đĩa đệm và nguy hại nhất là thoát vị đĩa đệm chèn ép tủy sống cổ, hẹp ống sống cổ dẫn đến liệt tứ chi.
  • Giảm hoặc mất trí nhớ, đau đầu dai dẳng: Giảm sút trí tuệ, một số trường hợp có thể mất ngôn ngữ, đòi hỏi quá trình điều trị phục hồi chức năng rất phức tạp và lâu dài.

Với các biểu hiện trên, bệnh nhân bị chấn thương sọ não nên khám và có biện pháp xử lý phù hợp ở các cơ sở y tế uy tín.

Điều trị chấn thương sọ não kín

Trường hợp không mổ

Được điều trị nội khoa, thường là các bệnh chấn động não và giập não được điều trị bảo tồn (không phẫu thuật) theo các nguyên tắc sau: chống rối  loạn hô hấp, chống phù  não, thuốc có tác  dụng đông miên, giải quyết  khâu thân  nhiệt cao và rối loạn chuyển hoá, thuốc chống rối loạn tâm thần sau chấn  thương.

Trường hợp phải phẫu thuật lấy bỏ máu tụ nội sọ

Phẫu thuật là mắt xích quan trọng nhất để điều trị chấn thương sọ não căn nguyên của máu tụ nội  sọ. Trong phẫu thuật máu tụ nội sọ, người ta áp dụng hai phương pháp khoan sọ: khoan sọ sau đó gặm rộng và mở sọ bản lề. Sau khi lấy bỏ máu tụ, bản lề xương sọ được đặt về vi trí cũ. Sau này bệnh nhân không phải chịu cuộc mổ lần hai tức là mổ tái tạo hộp sọ bằng xương mào chậu hoặc bằng các hợp chất hữu cơ khác.

Trẻ em cũng là một trong những đối tượng đặc biệt phòng tránh chấn thương sọ não

Phòng ngừa chấn thương sọ não

Tránh để đồ vật bừa bãi trên sàn nhà, cầu thang.

Đặt những tấm thảm chùi chân chống trơn trượt trong nhà tắm.

Lắp các thanh vịn, tay vịn nếu bạn lớn tuổi hoặc yếu.

Lắp tấm chắn ở cửa sổ để phòng ngừa té ngã.

Nên bảo đảm đủ ánh sáng trong nhà, đặc biệt là ban đêm.

Thực hiện đúng quy định an toàn giao thông, không phóng nhanh, vượt ẩu. Đội nón bảo hiểm khi đi xe máy, xe đạp điện. Luôn thắt dây an toàn mỗi khi lái xe hơi. Không bao giờ lái xe khi uống rượu hoặc ngồi trên xe của tài xế say rượu. Tuân thủ mọi tín hiệu giao thông và quan sát xe cộ khi tham gia giao thông.

Thực hiện đúng quy định an toàn lao động, đặc biệt lao động trên độ cao.

Bài viết trên là một số kiến thức về chấn thương sọ não, chấn thương sọ não không mổ sẽ có hậu quả gì và điều trị chấn thương sọ não. Để phòng tránh chấn thương sọ não, cần tăng cường tuyên truyền giáo dục luật lệ an toàn giao thông trong toàn dân. Cần ý thức được rằng chấn thương sọ não gây tàn phế cho bản thân, là gánh nặng cho gia đình, xã hội.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *