Viêm họng sốt về chiều cũng là một trong những triệu chứng viêm họng thường gặp. Người bệnh có thể sốt lên tới 39, 40 độ, điều này có thể gây nguy hiểm đối với trẻ em và trẻ sơ sinh.
Viêm họng là một căn bệnh về đường hô hấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu vẫn là do virus, vi khuẩn hay môi trường sống bị ô nhiễm. Khi mắc bệnh, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện như đau, ngứa, rát vùng họng, ho khan hoặc ho có đờm, và sốt cao.
1. Sốt khi viêm họng có nguy hiểm hay không?
Nóng sốt khi bị viêm họng là một phản ứng bình thường của cơ thể khi chống lại các tác nhân gây bệnh. Phụ thuộc vào tình trạng bệnh và cơ thể của mỗi người mà mức độ sốt sẽ khác nhau.
Khi người bệnh có cảm giác đau họng, ho khan hoặc ho có đờm, cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải thì chắc chắn sẽ xuất hiện tình trạng sốt. Thông thường, người bệnh sẽ bị đau họng kèm sốt nhẹ từ 37,5 đến 38 độ. Những trường hợp này chỉ cần sử dụng thuốc và nghỉ ngơi hợp lý thì viêm họng sẽ bị đẩy lùi sau 3 đến 4 ngày.
Với những trường hợp sốt cao hơn, có thể lên tới 39, 40 độ cần phải chú ý và cảnh giác cao, đặc biệt đối với trẻ em và trẻ sơ sinh. Lúc này, nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng khác như co giật, nhiễm trùng huyết, viêm phổi cấp,… Khi người bệnh có dấu hiệu sốt cao như vậy, cần đưa ngay vào các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời, không tự ý sử dụng các phương pháp khác nếu không có sự đồng ý từ bác sĩ.
Thông thường người mắc viêm họng sốt về chiều hoặc đêm, vì vậy cần chú ý hơn vào những thời điểm này để có phương pháp hạ sốt kịp thời cho người bệnh.
2. Điều trị triệu chứng sốt khi viêm họng như thế nào?
Khi sốt, nên tìm phương pháp giảm sốt cho người bệnh ngay lập tức, đối với các trường hợp sốt cao, cần được hạ sốt trước khi mang tới cơ sở y tế. Có một số phương pháp có thể áp dụng tại nhà giúp người bệnh có thể nhanh chóng làm giảm dấu hiệu bệnh viêm họng.
Sử dụng khăn sạch thấm qua nước ấm hoặc lạnh, sau đó vắt sơ rối đắp lên trán người bệnh, trong vòng 5 đến 10 phút nên thay khăn một lần. Đồng thời cho người bệnh uống nhiều nước để bù lượng nước cơ thể đã mất đi trong quá trình sốt viêm họng do mồ hôi vã ra nhiều. Đối với trẻ nhỏ, có thể cho bé uống dung dịch oresol từ 2 – 3 lần/ngày, tùy vào độ tuổi của trẻ hàm lượng dung dịch cũng sẽ khác nhau.
Dùng rượu hoặc cồn 70 độ, thấm vào khăn rồi lau ở các vùng hốc nách, lòng bàn tay, bàn chân, dọc cột sống cho người bệnh.
Sử dụng các loại thuốc do bác sĩ chỉ định hoặc kết hợp với một số bài thuốc đông y chữa viêm họng cũng sẽ giúp làm giảm các triệu chứng đặc biệt là nóng sốt.
Nếu như người bệnh sốt quá cao và không có dấu hiệu giảm sốt, không nên tùy tiện sử dụng các loại thuốc kháng sinh chữa viêm họng hay phương pháp khác mà hãy đưa người bệnh tới các cơ sở y tế gần nhất để được theo dõi và chữa trị kịp thời.
Sốt về chiều cũng có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh khác như ung thư hoặc lao màng não, vì thế nếu không xuất hiện kèm các triệu chứng khác của viêm họng như đau rát vùng họng, ho khan, ho có đờm,… thì người bệnh nên đi khám để biết rõ thêm về tình hình sức khỏe của mình.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.