Dấu hiệu bé bị viêm họng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi rất nguy hiểm.
Sự liên quan mật thiết giữa tai-mũi-họng khiến căn bệnh viêm họng tưởng chừng như đơn giản lại trở nên nguy hiểm hơn bao giờ hết, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Thời điểm giao mùa hay những lúc nhiệt độ thay đổi thất thường là khi hệ miễn dịch của bé bị suy yếu và tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh tấn công. Vì vậy, cha mẹ cần nắm vững kiến thức về dấu hiệu bé bị viêm họng để sớm phát hiện và điều trị bệnh, tránh để lâu ngày sẽ gây ra những hậu quả khôn lường.
1. Các dấu hiệu đặc trưng khi bé bị viêm họng
Trong giai đoạn đầu phát bệnh, trẻ sẽ gặp các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi và cơ thể có vẻ mệt mỏi, không muốn chơi đùa hay hoạt động nhiều như trước. Các triệu chứng này khá phổ biến và giống với rất nhiều loại bệnh cảm cúm thông thường khác, nên phụ huynh rất hay nhầm lẫn dẫn tới việc điều trị sai cách. Tiếp theo đó từ 1-2 ngày, sẽ xuất hiện các dấu hiệu khác như nghẹt mũi, sốt cao (có thể lên tới 39-40 độ) kèm theo cảm giác ớn lạnh, rét run.
Có một dấu hiệu khá đặc trưng khi bé bị viêm họng đó là cổ họng có dấu hiệu sưng đau. Dù rất khó để phát hiện triệu chứng này bằng cách quan sát bên ngoài nhưng nếu để ý kỹ các biểu hiện đi kèm của trẻ, phụ huynh có thể dễ dàng nhận ra. Cụ thể, khi bị đau họng, bé thường không chịu ăn uống hay nếu có thì việc nuốt sẽ rất khó khăn, thậm chí là đau rát. Đối với trẻ đang trong thời kỳ bú sữa mẹ sẽ xuất hiện tình trạng bỏ bú, quấy khóc.
2. Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới viêm họng là do trẻ mắc phải các loại virus (như virus rhiro, adeno, virus hợp bào đường thở, cúm, sởi,…) và một số loại vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, đặc biệt là liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A.
Thời tiết đột ngột thay đổi, trở nên lạnh hơn và có độ ẩm cao hơn vô tình tạo điều kiện cho virus sinh sôi và phát triển. Cơ thể trẻ lúc này chưa được phát triển hoàn toàn, sức đề kháng còn kém nên rất dễ bị virus và vi khuẩn tấn công cơ thể gây viêm họng và các căn bệnh thường gặp khác.
Tiếp xúc thường xuyên với môi trường có nhiều khói bụi, đặc biệt là khói thuốc lá cũng là nguyên nhân gây bệnh cho trẻ.
3. Chăm sóc bé khi phát hiện dấu bé bị viêm họng
Trong thời gian đầu, các dấu hiệu như hắt hơi, sổ mũi và sốt cao có thể khiến cho các phụ huynh nhầm lẫn với những căn bệnh cảm cúm thông thường khác. Vì thế không nên quá vội vàng sử dụng các loại thuốc chữa viêm họng cho bé, mà hãy đưa trẻ tới những cơ sở y tế để chẩn đoán đúng bệnh.
Thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý vào mũi của trẻ để làm giảm các hiện tượng ngạt mũi. Nếu dịch mũi quá nhiều, có thể sử dụng các dụng cụ hút mũi, tuy nhiên nên hạn chế làm việc này vì sẽ gây tổn thương lớp niêm mạc mũi của trẻ.
Cho trẻ ăn các loại thức nhiều dinh dưỡng, mềm, dễ nhai, dễ nuốt. Vì khi trẻ bị viêm họng, cổ họng có cảm giác đau rát, có thể xuất hiện bệnh viêm họng hạt gây khó khăn trong việc nhai nuốt thức ăn thông thường. Vì thế phụ huynh cần chuẩn bị các món ăn giúp trẻ không cảm thấy khó chịu mà vẫn đầy đủ chất dinh dưỡng.
Vào thời điểm thời tiết đột ngột chuyển lạnh, cần giữ ấm cho cơ thể trẻ, đặc biệt là vùng cổ và vùng ngực, như thế sẽ hạn chế được việc bị các loại virus, vi khuẩn hay các yếu tố bên ngoài gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Khi phát hiện các dấu hiệu bé viêm họng, có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian như quất mật ong, chanh muối,… Những phương pháp này có thể làm giảm các triệu chứng viêm họng của trẻ mà không gây những tác dụng phụ khác.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.