Dấu hiệu nhận biết cơn gút cấp – Chuyên gia bệnh GÚT

Gút là căn bệnh quái ác bắt nguồn từ nguyên nhân các tinh thể urat lắng đọng ở mô của cơ thể do sự gia tăng axit uric trong máu. Để phân biệt tình trạng bệnh một cách trực quan người ta thường dựa vào mức độ của cơn gút cấp.

1. Cơn gút cấp

– Thời gian xuất hiện cơn gút cấp: Cơn đau xảy ra thường lúc nửa đêm, cũng có thể ngẫu nhiên khi người bệnh ăn những đồ ăn chứa nhiều đạm hoặc rượu bia, chất kích thích. Hoặc cũng có thể xảy ra sau những cơn đau do chấn thương hay phẫu thuật mổ xẻ, dùng thuốc aspirin, thuốc lợi tiểu…

– Về vị trí đau: Cơn đau gút cấp thường đau ở các khớp chi dưới đến trên 50% các trường hợp là đau khớp ngón chân cái. Số còn lại đau khớp cổ chân và 2 khớp gối.

– Mức độ đau: Khi  bị cơn đau cấp người bệnh thường đau dữ dội. Ban đêm đau nhiều hơn ban ngày, theo đó là các triệu chứng sưng, nóng, đỏ. Triệu chứng của cơn đau viêm rất nhạy cảm với colchicin. Cơn đau có thể giảm đi trong 48 tiếng.

– Ngoài ra còn có các dấu hiệu như cơ thể mệt mỏi, thỉnh thoảng sốt lên 38 – 38,5 độ C.

– Trước cơn gút cấp có 1 số bệnh nhân có thể xảy ra các triệu chứng rối loạn thần kinh đó là đau đầu , mệt mỏi. Hoặc 1 số nữa bị rối loạn tiêu hóa đau vùng thượng vị, hoặc táo bón. Số nữa khó cử động các chi dưới các ngón chân bị tê.

– Người bệnh có thể phải chịu các đợt viêm khớp trong vòng một đến hai tuần rồi khỏi. Cơn đau khớp không để lại di chứng nhưng rất dễ tái phát. Có nhiều đợt viêm khớp khác sẽ diễn ra sau đó.

2. Biểu hiện cơn gút cấp:

Có đến 60-70% cơn gút cấp ở người bệnh có triệu chứng là khớp bàn ngón chân cái. Có thể nửa đêm người bệnh bị cơn đau khớp ngón chân cái hành hạ. Cơn đau gay gắt, dữ dội, khiến người bệnh không chịu nổi, chạm nhẹ thôi cũng thấy đau. Các ngón chân chi dưới sưng phồng, căng bóng lên, có thể nóng đỏ, xung huyết. Còn các khớp khác lại không vấn đề gì. Cơ thể thì sốt nhẹ, yếu ớt, tâm thần lo lắng, mắt thì nổi các tia đỏ, khát nước, kèm táo bón, đi tiểu ít có màu đỏ.

Cơn viêm kéo dài khoảng từ vài ngày tới 2 tuần, thường tầm 5 ngày. Người bệnh đau đêm nhiều hơn ngày, cơn viêm nhẹ dần, cơn đau giảm, phù bớt, da tím dần, hơi ướt, ngứa nhẹ rồi bong vẩy rồi mới khỏi. Bệnh thường xảy ra nhiều hơn mùa xuân và mùa thu, trong 1 năm tái phát khoảng vài lần.

3. Phát triển cơn gút mãn tính

Mặc dù các khớp chi đau viêm không có để lại di chứng gì sau các đợt gút cấp. Nhưng các vi tinh thể urat vẫn sẽ tiếp tục lắng đọng dẫn tới tình trạng sau.

Người bệnh trải qua khoảng 10 đến 20 năm cơn đau gút cấp thì bệnh phát triển thành cơn gút mãn tính. Triệu chứng của cơn gút mãn tính là hạt tophi. (do các muối urat sodium kết tủa lại trong mô liên kết nhiều năm hình thành khối dưới da. Các hạt này gặp ở vành tai, cạnh các khớp tổn thương),  bệnh khớp mạn tính do muối urat (đau, biến dạng, cứng khớp), bệnh thận do gút (sỏi urat, suy thận).

Cơn gút mãn tĩnh có thể biểu hiện ra ngoài thông qua nhiều trạng thái khác nhau.

4. Phòng và điều trị cơn gút cấp

Các loại thuốc điều trị cơn gút cấp là các thuốc chống viêm không steroid, colchicin, corticosteroid. Trong đó thuốc chống viêm không steroid là loại thuốc được ưu tiên lựa chọn hàng đầu. Tùy mức độ bệnh tật và sức khỏe mà bệnh nhân có thể sử dụng thuốc theo đơn bác sĩ. Những người bị bệnh thận hay dạ dày – tá tràng có liều lượng thuốc khác người bình thường.

Trong phác đồ điều trị bệnh gút, người bệnh cần có chế độ ăn phù hợp. Mỗi bữa ăn đều không nên ăn quá nhiều. Với những người đã tăng axit uric (trên 70 mg/l), cần tránh những bữa ăn có quá nhiều purin. Những bệnh nhân béo phải dùng chế độ giảm calo. Ngoài ra, tuyệt đối không uống rượu. Cần uống nhiều nước khoảng 2 đến 4 lít nước mỗi ngày. Tốt nhất là loại nước có nhiều bicarbonat như nước khoáng.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *