Đau mắt hột bao lâu thì khỏi?

Đau mắt hột là căn bệnh rất dễ lây lan và nguy hiểm do vi khuẩn Chlamydia Trachomatis gây ra. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp đến mắt làm mắt mờ, xốn, cộm, thị lực suy giảm thậm chí là mù mắt. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột và đau mắt hột bao lâu thì khỏi?

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột là gì?

Nguyên nhân gây bệnh đau mắt hột là do vi khuẩn chlamydia Trachomatis gây ra, nhưng trong một số trường hợp không giữ vệ sinh tốt, các vi sinh vật gây bệnh khác có thể khiến cho bệnh nặng thêm.

  • Đau mắt hột bị lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch tiết mắt, mũi, cổ họng hoặc với người có bệnh đau mắt hột hoặc từ côn trùng như ruồi.
  • Sử dụng chung những vật dụng của người bệnh như khăn mặt, mắt kính, khẩu trang,…
  • Môi trường sống khép kín, không gian chật hẹp, ô nhiễm.
  • Sử dụng nguồn nước không đảm bảo, nguồn nước bị ô nhiễm, chứa nhiều vi khuẩn độc hại.
  • Sống gần khu sản xuất, công nghiệp nhiều bụi, khí thải.
  • Trẻ em chơi đùa tiếp xúc với đất cát ô nhiễm, tay dơ và dụi mắt thường xuyên.
Môi trường ô nhiễm, nguồn nước dơ bẩn chính là nguyên nhân lây lan bệnh đau mắt hột.

Bệnh đau mắt hột bao lâu thì khỏi?

Điều trị bệnh đau mắt hột bao lâu thì khỏi? vẫn còn phụ thuộc vào tình trạng của bệnh nhân, nếu phát hiện và điều trị sớm thời gian khỏi bệnh sẽ nhanh chóng. Ngược lại, bệnh nặng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho mắt và thời gian điều trị cũng lâu hơn.

Không thể xác định chính xác thời gian điều trị bệnh đau mắt hột bao lâu thì khỏi. Tuy nhiên, người mắc bệnh đau mắt hột đều được điều trị theo phác đồ điều trị dưới đây:

Phác đồ điều trị nội khoa:

  • Tra mỡ Tetracyline 1% liên tục ngày 1 lần, từ 3 – 6 tháng cho phác đồ điều trị liên tục.
  • Tra mỡ Tetracyline 1% ngày 1 lần trong 10 ngày đầu của tháng trong 6 tháng cho phác đồ điều trị ngắt quãng.
  • Có thể nhỏ kèm với thuốc nhỏ có Sulfamide 1 – 2 lần/ngày.
  • Thuốc uống Sulfamide chỉ được sử dụng rộng rãi, có thể dùng liều như sau: 1g x2 lần/ngày, dùng 10 ngày liên tiếp, nghỉ 1 ngày, uống thành 3 đợt.
  • Azithromycine 20mg/kg/lần,
  • Thuốc mỡ Tetracyline 1% dùng 2 lần/ ngày trong 5 tuần cho kết quả khỏi bệnh 98%.

Như vậy bệnh đau mắt hột bao lâu thì khỏi cũng đã được nêu lên trong phác đồ điều trị nội khoa.

Với thuốc mỡ Tetracyline 1% điều trị bệnh đau mắt hột bao lâu thì khỏi

Điều trị bệnh đau mắt hột đúng cách trong 5 – 6 tuần sẽ cho kết quả khỏi bệnh.

Với thuốc Sulfamide điều trị bệnh đau mắt hột bao lâu thì khỏi

Điều trị bệnh đau mắt hột đúng cách dùng thuốc Sulfamide 10 ngày liên tiếp, nghỉ 1 ngày uống thành 3 đợt, trong 3 – 4 tuần sẽ có kết quả khỏi bệnh.

Phác đồ điều trị ngoại khoa:

Phác đồ điều trị ngoại khoa bệnh đau mắt hột bao lâu thì khỏi?

Điều trị ngoại khoa bệnh đau mắt hột củ yếu là giải quyết biến chứng của mắt hột.

  • Đốt lông xiêu.
  • Mổ lông quặm.
  • Ghép giác mạc.

Lưu ý: Nếu bạn đang mắc phải và điều trị một trong những trường hợp này là bệnh đau mắt hột đã đến giai đoạn nặng và gây nên những biến chứng dẫn đến phẫu thuật, mổ.

Bệnh đau mắt hột điều trị bao lâu thì khỏi đối với bệnh đau mắt hột đã có biến chứng, sau khi được mổ xong bệnh nhân chỉ cần về vệ sinh và uống thuốc theo toa của bác sĩ chuyên khoa mắt.

Thời gian khỏi bệnh đối với những bệnh nhân có biến chứng của bệnh đau mắt hột chưa được xác định cụ thể, vì quá trình hồi phục còn phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe bệnh nhân, cách vệ sinh và bảo vệ mắt cũng như chế độ ăn uống, kiêng cữ trong quá trình mắc bệnh.

Điều trị bệnh đúng cách tránh bệnh tái phát.

Cách phòng ngừa bệnh đau mắt hột

Bệnh đau mắt hột rất dễ lâu lan vì vi khuẩn gây bệnh mắt hột rất dễ lây nhiễm từ nước tiết ra ở mũi, họng, mắt sang người khác hay qua những đồ dùng sinh hoạt của người bệnh như khăn mặt, mắt kính, gối ngủ,…làm tốt khâu vệ sinh chính là cách phòng tránh bệnh đau mắt hột tốt nhất.

Vệ sinh cá nhân sạch sẽ:

  • Vùng mặt và mắt phải được vệ sinh sạch sẽ, rửa bằng nước sạch, không dùng chung đồ vật sinh hoạt mà người bệnh hay tiếp xúc ở khu vực mắt, mũi, họng.
  • Giữ tay luôn sạch, không dụi lên mắt, tránh để ruồi chạm vào mắt.
  • Vệ sinh gối ngủ, khẩu trang thay mới thường xuyên, mắt kính phải vệ sinh sạch sẽ.
  • Không tắm nước ao hồ bẩn, có chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh.
  • Đeo kinh di đi đường, hoặc làm việc trong môi trường nhiều khói khí độc.

Vệ sinh nơi ở, môi trường sinh sống:

  • Khu vực sinh sống phải được tiêu diệt ruồi.
  • Nguồn nước phải được đảm bảo sạch, không chứa vi khuẩn, kim loại nặng,…
  • Tránh xa những nơi chứa nhiều rác thải, hoặc vệ sinh đúng cách.
  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khu vực chứa đồ đạc, khu vực bếp, vườn ngủ,…

Khi có những triệu chứng khó chịu về mắt như: mắt đỏ, cộm, vướng víu, mắt có hiện tượng đau rát, mờ, khó quan sát hãy nhanh chóng đến khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được phát hiện và điều trị sớm, tránh để lại những biến chứng giảm thị lực của mắt về sau.

Hãy phòng ngừa tốt, đừng để đến lúc bệnh nặng thì mới đi tìm câu trả lời bệnh đau mắt hột bao lâu thì khỏi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *