Khi con bị thủy đậu, các bậc phụ huynh cuống cuồng tìm cách chữa trị bằng cách dùng gốc rạ nấu nước tắm hoặc uống, kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống… Vậy dùng gốc rạ chữa thủy đậu liệu có hiệu quả?
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm gây nên bởi virus Varicella Zoster thường bùng phát thành dịch vào cuối đông đầu xuân tức là khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 6 hàng năm.
Virus Varicella Zoster gây bệnh thủy đậu chủ yếu qua đường hô hấp hoặc đường không khí, từ người nhiễm bệnh nếu hít phải những giọt nước bọt bắn ra khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nhảy mũi. Ngoài ra, khi tiếp xúc với bệnh nhân thủy đậu, bệnh có thể lây nhiễm từ bóng nước khi bị vỡ ra từ nốt mụn của người bị bệnh.
Nhiều bậc phụ huynh cuống cuồng tìm cách chữa bệnh thủy đậu cho con như dùng gốc rạ nấu nước tắm hoặc uống, kiêng nước, kiêng gió, kiêng cữ trong ăn uống mà không hề biết được rằng những phương pháp trên là hoàn toàn sai lầm khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nặng thêm.
Dùng gốc rạ chữa thủy đậu liệu có hiệu quả?
Theo BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết bệnh thủy đậu theo dân gian còn được gọi là bệnh trái ra hầu như khoảng thời gian tháng 4, 5 hàng năm là khoảng thời gian dịch bệnh phát triển mạnh nhất. Hiện các bậc cha mẹ vẫn áp dụng phương pháp dân gian trong chữa trị như dung gốc ra chữa thuỷ đậu.
Có phương pháp dùng gốc rạ chữa thủy đậu là do nhiều người nghĩ bệnh thủy đậu và gốc rạ có liên quan đến nhau nên việc dùng gốc rạ chữa trị thủy đậu là điều vô cùng đúng đắn.
“Trên thực tế giữa bệnh trái rạ và gốc rạ không hề liên quan tới nhau. Dùng cách này khiến người bệnh dễ nhiễm trùng. Còn uống nước gốc rạ có thể bị ngộ độc, gây nguy hiểm khó lường” – BS Khanh khẳng định.
Những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân thủy đậu
Tránh làm vỡ các nốt thuỷ đậu vì dễ gây bội nhiễm và có thể tạo thành ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Nên cho trẻ ở một phòng riêng, thoáng mát, tránh ẩm ướt.
Cho trẻ ngậm dung dịch nước muối sinh lý 0,9% để vệ sinh họng, hệ hô hấp.
Thường xuyên thay quần áo và tắm rửa hàng ngày bằng nước ấm sạch.
– Cha mẹ cũng nên cắt móng tay cho trẻ, giữ cho móng tay trẻ thật sạch hoặc có thể dùng bao tay vải để bọc tay trẻ nhằm tránh việc trẻ gãi gây trầy xước các nốt phỏng nước.
Ngoài ra cũng cần cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, ăn những thức ăn dễ tiêu, mềm, lỏng và uống nhiều nước, nhất là nước hoa quả trừ khi trẻ bị dị ứng với loại thực phẩm đó.
Cho trẻ ở phòng kín gió nhưng phải thông thoáng, không được ẩm thấp và luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé, nhắc trẻ không được gãi làm vỡ nốt đậu, tốt nhất bố mẹ nên cắt ngắn móng tay của trẻ.
Nếu trẻ có hiện tượng sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ thông thường nhưng phải theo hướng dẫn của thầy thuốc còn nếu trẻ sốt quá 39 độ kèm theo một số triệu chứng như buồn nôn, mệt mỏi, chán ăn, co giật, hôn mê thì hãy đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị kịp thời nhé!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.