Mối liên quan giữa hạ đường huyết và chứng khó thở

Hạ đường huyết và chứng khó thở luôn có sợ liên quan chặt chẽ với nhau. Khi cơ thể xuất hiện triệu chứng khó thở, nhiều khả năng người bệnh đang bị hạ đường huyết và cần được điều trị nhanh chóng.

1. Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường trong máu thấp bất thường so với tiêu chuẩn (thường là 3,9 đến 6,1 mmol/lít).

Insulin và glucagon là hai loại hormone giúp điều tiết lượng đường trong máu. Vì thế nếu cơ thể bị thiếu hụt một trong hai loại hormone này sẽ dẫn tới tình trạng lượng glucoza bị mất cân bằng. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh nhưng chủ yếu là hạ đường huyết tiểu đường. Đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường, cơ thể không sản xuất đủ lượng insulin cần thiết, khiến việc cân bằng glucoza trong máu bị ảnh hưởng rất nhiều dẫn tới tình trạng hạ lượng đường trong máu.

Ngoài ra còn có rất nhiều nguyên nhân khác như do các bữa ăn cách nhau quá lâu hoặc không ăn đủ bữa, không cung cấp đủ lượng tinh bột cần thiết cho cơ thể, uống quá nhiều rượu bia dẫn tới mất cân bằng nội tiết tố.

Uống rượu bia khi đói bụng là nguyên nhân gây hạ đường huyết.

2. Triệu chứng thường gặp khi bị hạ đường huyết

Lượng đường trong máu là một yếu tố quan trọng để duy trì hoạt động cho các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là não. Thiếu hụt lượng đường sẽ gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, người bệnh sẽ xuất hiện một số triệu chứng như mệt mỏi, da nhợt nhạt, run rẩy, lo âu, đói, ra mồ hôi,… Đặc biệt, khi lượng đường trong máu bị hạ thấp sẽ khiến tim đập nhanh dẫn tới tình trạng hạ đường huyết và chứng khó thở kèm theo.

Khi hạ đường huyết nghiêm trọng, các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm rối loạn thị giác, ngất, động kinh, mất ý thức,… Đây đều là những biểu hiện nghiêm trọng, cần được xử lý ngay và đưa người bệnh tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

3. Làm thế nào khi bị hạ đường huyết và chứng khó thở kèm theo

Việc điều trị hạ đường huyết phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Đối với những trường hợp vì các nguyên nhân như ăn uống không điều độ hoặc đột ngột bị hạ đường huyết, người bệnh nên bổ sung ngay cho cơ thể lượng đường bị thiếu hụt bằng cách uống viên nén glucose, hoặc cách đơn giản nhất là ăn kẹo hoặc những loại thực phẩm có đường. Sau 10 tới 15 phút, nếu các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm, tiếp tục bổ sung thêm đường. Khi bị hạ huyết áp và chứng khó thở đi kèm, cần xác định rõ nguyên nhân có phải do giảm lượng đường trong máu gây ra hay không, hay bắt nguồn từ những nguyên nhân khác như bệnh về tim mạch.

Đối với người bị hạ huyết áp do điều trị tiểu đường, cần tuyệt đối tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ và chế độ ăn uống hàng ngày phải phù hợp. Bệnh nhân nên chú ý thường xuyên tái khám để kiểm tra sự thay đổi của glucose trong máu. Trong trường hợp người bệnh bị hạ đường huyết thường xuyên, cần mang theo sẵn trong người kẹo hoặc những loại thực phẩm có đường để xử lý nhanh chóng khi xuất hiện những biểu hiện của bệnh.

Bổ sung đầy đủ lượng tinh bột cho cơ thể sẽ giúp làm hạn chế số lần hạ đường huyết.

Đối với những triệu chứng nghiêm trọng hơn như động kinh, ngất, mất ý thức, cần ngay lập tức tiêm glucose trực tiếp cho cơ thể. Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống vì rất có thể người bệnh sẽ vô thức hút vào phổi.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *