Những nguyên nhân gây nấm mắt mà bạn không ngờ tới

Viêm loét giác mạc do nấm mắt là tổn thương viêm giác mạc phổ biến thứ hai sau vi khuẩn. Bệnh có những triệu chứng nào? Nguyên nhân gây nấm mắt và cách điều trị là gì? Bài viết sẽ giải đáp những thắc mắc ấy của bạn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét giác mạc, trong đó, tổn thương viêm loét do nấm phổ biến thứ hai sau bệnh do vi khuẩn gây nên. Viêm giác mạc do nấm ngoài tình trạng mất lớp biểu mô giác mạc, bệnh nhân còn bị nhiễm nấm vào lớp nhu mô hoặc nội mô của giác mạc.

Nguyên nhân gây nấm mắt khá đa dạng, chủ yếu xuất phát từ môi trường và thói quen vệ sinh mắt. Bệnh nấm mắt đặc biệt nguy hiểm, nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, hiệu quả thì bệnh nhân sẽ đối mặt với nguy cơ suy giảm thị lực hoặc thậm chí là mù lòa và không giữ được mắt.

Bệnh nấm mắt là gì?

Viêm nhiễm mắt có thể được gây ra bởi nhiều tác nhân khác nhau như vi khuẩn, amip, virus hay thậm chí là nấm. Viêm nhiễm do nấm là tình trạng khá hiếm gặp nhưng có thể gây nên hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến nhiều phần khác nhau của mắt.

Nấm mắt có hai loại bệnh chính, đó là:

  • Viêm giác mạc do nấm: Là tình trạng lớp giác mạc phía trước mắt bị viêm nhiễm do nấm ký sinh.
  • Viêm nội nhãn: Lúc này, nấm đã xâm nhập gây nhiễm trùng bên trong mắt (vùng thủy dịch hoặc thể thủy tinh). Bệnh này bao gồm hai loại là ngoại và nội sinh. Viêm ngoại sinh là khi bào tử nấm xâm nhập vào mắt từ môi trường bên ngoài. Nguyên nhân gây nấm mắt nội sinh là do nhiễm trùng máu (thường do nấm candidemia) khiến lây lan nấm ra một hoặc cả hai mắt.
Nấm mắt là gì? - Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh nấm mắt 2

Candidemia là nguyên nhân gây nấm mắt nội sinh.

Bệnh nấm mắt có những triệu chứng gì?

Triệu chứng của bệnh nấm mắt có thể được phát hiện sau vài ngày hoặc vài tuần sau khi mắt nhiễm nấm. Cũng giống như các tác nhân gây nhiễm trùng mắt khác (ví dụ vi khuẩn), nhiễm trùng mắt do nấm có những biểu hiện lâm sàng như:

  • Đau mắt
  • Cộm mắt
  • Mắt đỏ
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Mờ mắt
  • Rách quá mức
  • Chảy dịch mắt

Các dấu hiệu lâm sàng chẩn đoán bệnh viêm loét giác mạc do nấm:

  • Hình ảnh nấm mắt: những ổ loét hình tròn hoặc hình bầu dục, có ranh giới rõ ràng, đáy là lớp hoại tử dày, khô và đóng vảy nổi lên bề mặt giác mạc. Xung quanh chỗ loét là đám thẩm lậu trong như bông trong nhu mô.
  • Có hiện tượng mưng mủ.

Phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán bệnh bao gồm: soi trực tiếp, soi tươi, kỹ thuật ELISA, kỹ thuật PCR, nuôi cấy định danh…

Nguyên nhân gây nấm mắt

Nấm mắt là gì? - Triệu chứng và nguyên nhân gây bệnh nấm mắt 3
Nấm mắt có triệu chứng giống như đau mắt nhiễm trùng.

Viêm loét giác mạc do nấm là chứng bệnh phổ biến ở những nước có khí hậu nóng ẩm như Việt Nam. Nguyên nhân gây nấm mắt thường liên quan đến các loại chấn thương giác mạc như bụi bẩn, cành cây, lá cây… Ngoài ra, nguyên nhân cũng có thể bắt nguồn từ các yếu tố nguy cơ như sử dụng nước không đảm bảo để vệ sinh cá nhân, sử dụng kính áp tròng, phẫu thuật mắt hoặc bệnh nhân suy giảm miễn dịch.

Viêm loét giác mạc do nấm là chứng nhiễm trùng rất khó điều trị có tỷ lệ người mắc bệnh ngày càng tăng do môi trường ô nhiễm, không bảo hộ mắt khi làm việc hay thậm chí là lạm dụng thuốc nhỏ mắt chứa corticosteroid.

Việc chẩn đoán bệnh nấm mắt thường khó hơn bệnh nhiễm trùng giác mạc. Bệnh nấm mắt thường chỉ dựa vào lâm sàng mà ít cơ sở khám bệnh nào có điều kiện chẩn đoán bằng cận lâm sàng. Hơn thế, bệnh viêm loét do nấm rất khó chữa một phần do thói quen lạm dụng corticoid và kháng sinh, một phần do thuốc chống nấm ít và giá thành đắt đỏ.

Có hai chủng nấm chính gây bệnh nấm mắt đó là nấm men và nấm sợi. Nấm men là loại nấm đơn bào, hình tròn, bầu dục có hoặc không có chồi. Nấm sợi có cấu trúc đa bào, hình ống dài phân nhánh, có hay không có vách ngăn. Các loại nấm sợi gây bệnh ở mắt thường gặp nhất là Fusarium sống trong đất và Aspergillus sống trong nhà hoặc ngoài trời. Bệnh nấm mắt do nấm sợi gây nên thường khó phát hiện và điều trị hơn nấm men.

Yếu tố nguy cơ

Viêm loét giác mạc do nấm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng đặc biệt phổ biến hơn ở những người cao niên trên 60 tuổi. Tuy nhiên, bạn có thể giảm rủi ro mắc bệnh bằng cách giảm thiểu các nguyên nhân gây nấm mắt như:

  • Chấn thương mắt, đặc biệt là loại chấn thương liên quan đến mủ thực vật như gai hoặc gậy.
  • Đeo kính áp tròng
  • Phẫu thuật mắt
  • Bệnh mắt mãn tính liên quan đến giác mạc
  • Tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm
  • Bệnh nhiễm trùng máu do nấm (thường là do candidemia)

Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường, hội chứng suy giảm miễn dịch hoặc những người lạm dụng corticosteroid thì dễ mắc bệnh nấm mắt hơn người bình thường.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn biết được nấm mắt là gì, triệu chứng và những nguyên nhân gây nấm mắt. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, hãy giảm thiểu những yếu tố nguy cơ để phòng tránh bệnh hiệu quả. Ngoài ra, nếu thấy mắt có dấu hiệu bất thường thì hãy thăm khám bác sĩ chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả bạn nhé!

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *