Bệnh quai bị tuy là bệnh nhẹ nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm đặc biệt bệnh quai bị ở phụ nữ mang thai. Vậy mang thai bị quai bị có sao không?
Quai bị là một bệnh do virut Paramyxovirus gây nên. Bệnh quai bị rất dễ lây truyền qua đường hô hấp, đường ăn uống, qua những giọt nước bọt (nói, ho, hắt hơi) và phát triển nhất là vào mùa xuân, mùa hè.
Quai bị là một bệnh nhẹ nhưng có thể gây những biến chứng nguy hiểm như viêm cơ tim, viêm tuyến giáp, viêm tuyến mang tai, viêm màng não, vô sinh, … đặc biệt bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới phụ nữ mang thai. Vậy cụ thể phụ nữ mang thai bị quai bị có sao không?
Ảnh hưởng của quai bị khi mang thai
Mang thai bị quai bị có sao không? Phụ nữ mang thai bị qua bị không những ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ mà còn có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe thai nhi như: sinh non, dị dạng, hay sảy thai.
Nguy hiểm nhất là những thai phụ mắc quai bị trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể tăng nguy cơ thai lưu hoặc sinh con ra bị dị dạng, không bình thường. Thai phụ bị bệnh quai bị trong 3 tháng cuối của thai kỳ cũng có thể khiến sinh non hoặc thai chết lưu.
Mang thai bị quai bị có sao không? Điều trị quai bị khi mang thai
Khi mẹ bầu có dấu hiệu ốm sốt kèm với triệu chứng sưng viêm quai hàm thì nên nhanh chóng đi khám tại sơ sở y tế uy tín để kiểm tra sức khỏe của thai nhi cũng như tìm ra phương án điều trị kịp thời.
Hiện nay chưa có thuốc điều trị quai bị đặc hiệu mà chỉ làm giảm triệu chứng bệnh mà thôi. Việc điều trị thường tập trung vào việc hạn chế vận động tối đa, an thần và chăm sóc bệnh nhân tốt, nhất là trong thời gian toàn phát. Hạ sốt và giảm đau cách chườm ấm vùng má bị sưng.
Ngoài ra, điều trị bệnh quai bị kịp thời cũng góp phần hạn chế những biến chứng có thể xảy ra như: viêm tụy, viêm não, viêm khớp, viêm khớp xương hàm, viêm tuyến giáp, viêm màng não và tuyệt đối không dùng kháng sinh chữa quai bị cho thai phụ. Chỉ dùng kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ khi có dấu hiệu bội nhiễm hoặc phòng bội nhiễm.
Mang thai bị quai bị có sao không, mẹ bầu cũng nên ăn đồ ăn mềm, lỏng, dễ tiêu như: soup, mì sợi, sữa bò, thực phẩm bột, bổ sung thêm vitamin, súc miệng bằng nước muối sinh lý thường xuyên và uống nhiều nước. Trong thời gian này cũng nên tránh đi lại, nên nằm tại chỗ nghỉ ngơi hợp lý để bệnh mau chóng thuyên giảm. Ngoài ra mẹ có thể tham khảo cách chữa quai bị bằng mật ong vừa an toàn lại vừa hiệu quả.
Nếu đã khỏi bệnh thì mẹ bầu cũng nên thường xuyên đi khám thai định kỳ để xem bệnh có gây biến chứng gì cho thai nhi không để bác sĩ có lời khuyên cho tình trạng của mình.
Hầu hết những phụ nữ trong độ tuổi sinh sản đều được miễn dịch hoặc tiêm chủng quai bị. Tỷ lệ mắc quai bị ở thai phụ hiện nay chỉ còn 1/1000 trường hợp. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm bệnh. Vì vậy ngoài việc chủ động tiêm phòng vaccine và tuyệt đối không tiếp xúc với người có bệnh hoặc nghi bị bệnh. Khi có dấu hiệu của quai bị thì thai phụ cần nhanh chóng đi khám để được điều trị kịp thời.
Phòng tránh quai bị ở phụ nữ mang thai
Để tránh tình trạng mang thai bị quai bị có sao không, tốt hơn hết chị em nên đi tiêm vaccine phòng bệnh trước khi có thai. Hiện nay vaccine phòng bệnh quai bị có tích hợp 3 loại bệnh Sởi, Quai Bị, Sởi Đức là vaccine MMR. Mẹ bầu tuyệt đối không được để đến khi có thai mới tiêm phòng quai bị bởi loại vaccine này có chứa loại virus sống rất dễ xâm nhập gây hại cho thai nhi trong bụng mẹ. Những vaccine sống nên được tiêm trước khi có thai ít nhất 1 tháng.
Nếu chẳng may phát hiện bản thân bị thai bị trong thai kỳ, thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc điều trị, như là các loại thuốc kháng sinh sẽ gây hại cho thai nhi. Cùng với đó mẹ bầu cần đi khám và thực hiện theo phác đồ điều trị của bác sỹ, sau đó dùng thuốc theo đúng chỉ định mà bác sĩ đưa ra. Hiện bệnh quai bị chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu vẫn là hạn chế vận động, nghỉ ngơi hợp lý và chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ mắc bệnh. Khi bị đau, thai phụ nên tăng thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đồ mềm và lỏng như súp, sữa, uống nhiều nước. Phải giữ gìn vệ sinh miệng sạch sẽ, dự phòng vi khuẩn tiếp tục gây viêm nhiễm, nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng.
Bị quai bị kiêng gì? Ngoài việc chủ động tiêm phòng vaccine, mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với những người mắc hoặc đang nghi mắc quai bị, hạn chế đến những nơi có dịch để tránh lây nhiễm. Tỷ lệ mắc quai bị ở thai phụ hiện nay chỉ còn 1/1000 trường hợp. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai vẫn có nguy cơ nhiễm bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với nguồn nhiễm bệnh.
Mang thai bị quai bị có sao không? Quai bị là căn bệnh truyền nhiễm thông thường thế nhưng cực kỳ nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Dù ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ nếu bị mắc quai bị cũng đều có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của thai nhi.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.