Muốn điều trị suy thận hiệu quả tốt nhất cần chẩn đoán sớm giai đoạn bệnh một cách chính xác. Dựa vào các chỉ số của sinh hóa, chuyển hóa và phân tích nước tiểu.
Tìm hiểu cách điều trị suy thận tốt nhất
Hiện nay, tại Việt Nam có hơn 8 triệu người mắc bệnh suy thận mạn tính. Và thống kê cho thấy có 80 nghìn người trong số đó đang ở giai đoạn cuối cần lọc máu. Ngoài ra, có đến hàng nghìn người mắc bệnh suy thận giai đoạn cuối phải ghép thận để duy trì sự sống.
Phương pháp điều trị suy thận tối ưu nhất hiện nay là phối hợp cả 2 phương pháp: điều trị bảo tồn bằng cách dùng thuốc và phương pháp chạy thận nhân tạo hoặc ghép thận. Dựa vào tình trạng bệnh, hay sức khỏe hiện tại của bệnh nhân mà bác sẽ đưa ra phác đồ điều trị thích hợp. Đối với bệnh nhân suy thận ở giai đoạn đầu cần xác định nguyên nhân gây bệnh, điều trị dứt điểm các căn nguyên gây ra bệnh như tiểu đường và cao huyết áp. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần có 1 chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp, hạn chế muối, giảm đồ ăn nhiều đạm. Bệnh nhân cũng có thể dùng các loại thuốc nhằm giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa hay buồn nôn, nôn, thiếu máu…
Đối với trường hợp bệnh nhân điều trị suy thận giai đoạn cuối thì giải pháp ghép thận là duy nhất để kéo dài sự sống. Trên thực tế, giải pháp này đang gặp phải khó khăn do tìm kiếm nguồn thận phù hợp không hề dễ. Sau phẫu thuật ghép thận, cần theo dõi sự thích ứng với quả thận mới của người bệnh. Đặc biệt, chi phí ghép thận cũng cực tốn kém. Vì thế, để duy trì sự sống của bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối thường chủ yếu là chạy thận nhân tạo, 3 lần 1 tuần. Nhược điểm của phương pháp điều trị này là làm bệnh nhân cảm giác mệt mỏi, phải vào viện liên tục và có thể gặp rủi ro tai biến trong quá trình chạy thận.
Những lưu ý cần nhớ khi điều trị suy thận giai đoạn cuối
Tóm lại, việc điều trị suy thận nhất là trường hợp bệnh nhân giai đoạn cuối đang có rất nhiều hạn chế. Vì thế hầu hết bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối hiện nay đang được điều trị bảo tồn. Phương pháp này có mục đích làm giảm tình trạng bệnh xuống mức nhẹ nhất bằng cách:
– Kiểm soát tốt bệnh tiểu đường hay kiểm soát tốt lượng đường trong máu, bởi những người mắc tiểu đường thường có biến chứng suy thận. Vì thế người bệnh cần xét nghiệm nước tiểu thường xuyên và báo ngay bác sĩ nếu có bất cứ triệu chứng bất thường!
– Điều trị triệt để các bệnh lý thường đi kèm với suy thận như tăng huyết áp, tăng mỡ máu.
– Không được hút thuốc lá, tránh xa thuốc lá hoàn toàn là việc cần làm sớm để tránh làm cho thận bị tổn thương. Cảnh báo này là kết luận của nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh.
– Dừng uống bia rượu.
– Không ăn mặn, đồ ăn ít chất béo. Nên ăn thật nhiều rau và cá.
– Lên lịch tái khám định kỳ 3 tháng một lần để kịp thời làm xét nghiệm cần thiết giúp cải thiện tình trạng bệnh. Từ đó có hướng điều trị thích hợp, hiệu quả.
– Tích cực uống nước mỗi ngày, khoảng từ 2 – 3 lít mỗi ngày, vận động thể dục thể thao mỗi ngày.
Có nhiều cấp độ suy thận. Để điều trị đúng phương pháp phù hợp, người bệnh cần thăm khám và hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Chúc bạn đọc luôn có sức khỏe dồi dào!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.