Sai lầm kinh điển của các mẹ khi chữa viêm họng viêm phế quản cho con

Uống kháng sinh vô tội vạ, giữ ấm sai cách hay kiêng khem vô lý là những sai lầm mà nhiều chị em mắc phải khi chăm sóc con bị viêm họng viêm phế quản.

Phế quản là bộ phận đường thở dưới, phần cuống của phổi. Khi bộ phận này bị viêm nhiễm nó sẽ sưng phồng, xuất hiện nhiều dịch nhầy. Tuy bệnh không ảnh hưởng tới phần nhu mô phổi nhưng khiến bệnh nhân ho rất nhiều. Nếu không chữa trị kịp thời thì vết viêm sẽ lan rộng ra gây viêm phổi.

Bệnh viêm họng viêm phế quản thường xuất hiện ở trẻ nhất là trẻ sinh non, suy dinh dưỡng vì hệ miễn dịch của các bé chưa hoàn thiện. Biểu hiện của bệnh thường là:

  • Sốt cao có thể lên tới 40 độ C.
  • Ho khan.
  • Hắt hơi, ngạt mũi, khó thở.
  • Trẻ quấy khóc và bám cha mẹ nhiều.
  • Biếng ăn, mệt mỏi, ngủ li bì.
  • Đôi khi có trẻ tím tái, nôn trớ, tiêu chảy.

Những lúc như thế này nhiều phụ huynh quá lo lắng mà mắc phải rất nhiều sai lầm khi chăm sóc con bị viêm họng viêm phế quản.

Dùng thuốc kháng sinh vô tội vạ

Rất nhiều ông bố bà mẹ thiếu hiểu biết nghĩ rằng kháng sinh như loại “thần dược”. Cứ thấy con bị ốm là tự ý mua kháng sinh cho con uống mà không tìm hiểu kỹ trẻ bị bệnh gì. Thực tế, bệnh viêm họng viêm phế quản là do virus gây ra. Trong khi đó, kháng sinh chỉ có tác dụng trên vi khuẩn. Uống quá nhiều kháng sinh khi bị bệnh do virus gây ra còn khiến trẻ dễ nhờn thuốc rất khó chữa bệnh về sau này.

Theo bác sĩ Ngọc Dinh hiện đang công tác tại bệnh viện Tai Mũi Họng cho biết, điều trước nhất là bố mẹ phải bình tĩnh. Sau đó, tiến hành vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ, cho con ăn nhiều chất lỏng và để bé nghỉ ngơi. Với trẻ bị viêm phế quản chỉ sử dụng kháng sinh khi có dấu hiệu bội nhiễm: sốt cao, ho nhiều, bỏ ăn, bỏ bú, đờm xanh hoặc vàng.

Dùng lại đơn thuốc cũ

Không ít bố mẹ thấy con có biểu hiện ốm như các lần trước là đem đơn thuốc cũ ra dùng. Thậm chí lấy đơn thuốc từ con của bạn bè hoặc đơn thuốc trên mạng để áp dụng cho con của mình. Tuy biểu hiện bệnh của các bé có thể giống nhau nhưng tình trạng bệnh và cơ địa khác nhau rất nhiều. Với mỗi trẻ bác sĩ sẽ điều chỉ để có phác đồ điều trị phù hợp. Sử dụng lại đơn thuốc cũ dễ khiến bé bệnh càng nặng hơn.

Dừng thuốc đột ngột

Cần phải sử dụng thuốc theo đúng liệu trình bác sĩ kê

Có rất nhiều bố mẹ từng gặp phải hiện tượng, bé bớt bệnh rồi nhưng chỉ vài ngày sau lại ho nhiều, nôn trớ, sốt cao. Lý do bởi vì họ thấy con khỏe lên là ngưng sử dụng thuốc, không gắng đi tới cuối liệu trình. Thông thường cần khoảng 5 – 7 ngày điều trị liên tục thì bệnh viêm họng này mới khỏi dứt điểm.

Giữ ấm sai cách

“Sợ con bị lạnh” là suy nghĩ mà rất nhiều bậc phụ huynh mắc phải. Cứ con bị ốm là phải ủ thật ấm, cho mặc nhiều quần áo, giữ trong phòng kín và thậm chí có người còn xông hơi cho con. Cách này hoàn toàn sai lầm vì nó làm cho trẻ ra mồ hôi liên tục lại thấm vào trong da gây nhiễm lạnh. Lúc này bạn chỉ cho con mặc ấm nhưng thoáng, dễ khô mồ hôi. Cho con chơi và nghỉ ngơi ở nơi sạch sẽ, hạn chế chốn đông người.

Kiêng khem vô lý

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng khi con bị bệnh

Nhiều người truyền tai nhau phương pháp chữa viêm họng cho bé bằng cách kiêng ăn thịt gà, trứng, tôm, cua,… Tuy nhiên, các bác sĩ cho biết việc ăn kiêng này hoàn toàn vô căn cứ. Chỉ cho con kiêng những thực phẩm mà bé dị ứng. Khi ốm, điều quan trọng là bổ sung đầy đủ dưỡng chất để tăng cường khả năng miễn dịch của trẻ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *