Sỏi thận có mấy loại?

Sỏi thận là một trong những bệnh phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, bệnh sỏi thận có mấy loại, cũng như kiến thức cơ bản của căn bệnh này thì không phải ai cũng biết. Việc tìm hiểu sỏi thận có mấy loại sẽ giúp bạn có cách điều trị phù hợp cho từng loại sỏi.

Sỏi thận là gì?

Bệnh sỏi thận hay còn có tên gọi khác là sạn thận. Đây là hiện tượng chất khoáng có trong nước tiểu lắng đọng ở thận lâu ngày kết lại thành sỏi. Tùy thuộc vào mức độ lắng đọng mà kích thước của sỏi thận sẽ nằm ở khoảng vài mm hoặc thậm chí vài cm.

Trong trường hợp thận kết sỏi ở kích thước nhỏ vài mm thì có thể thải ra ngoài thông qua đường nước tiểu. Nhưng trong trường hợp sỏi thận lớn thì người bệnh không thể đẩy sỏi qua đường bài tiết. Lúc này, người bệnh sẽ bị tiểu ra máu, đau lưng do sỏi di chuyển và cọ xát vào đường tiết niệu.

Về lâu dài, nếu người bệnh không chữa trị tận gốc hoặc lơ là trong việc điều trị sẽ rất nguy hiểm. Sỏi thận kẹt lâu trong cuống đài thận sẽ gây tắc, giãn nở, tạo ra áp lực lên dây thần kinh ở thận cũng như vỏ thận dẫn đến những cơn đau quặn thận.

Không chỉ vậy, khi sỏi gây tắc nghẽn đường tiểu sẽ khiến nước tiểu bị tồn đọng, gây viêm nhiễm, xơ hóa đường tiểu. Chức năng co bóp đường tiểu bị suy giảm, tạo nên các lỗ dò ở bàng quang và đây là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận.

Sỏi thận lại chia ra nhiều loại, nhưng sỏi thận có mấy loại thì không phải ai cũng biết. Nếu điều trị không đúng cách với từng loại sỏi thận sẽ khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn. Thế nên việc tìm hiểu được sỏi thận có mấy loại là điều cần làm để giúp điều trị bệnh hiệu quả hơn.

Vậy sỏi thận có mấy loại? Và nguyên nhân dẫn đến từng loại sỏi thận là do đâu?

Sỏi thận có mấy loại?

Sỏi thận có mấy loại là phụ thuộc vào nguyên nhân gây sỏi. Và tùy vào từng loại mà cách điều trị sẽ khác nhau. Những loại sỏi thận phổ biến thì bao gồm 4 loại: sỏi canxi, sỏi cystin, sỏi axit uric, và sỏi struvite hay còn có tên gọi khác là sỏi nhiễm trùng.

Sỏi thận có mấy loại là thắc mắc của rất nhiều người

1. Sỏi canxi

Trong các loại sỏi thận thì sỏi canxi chính là loại mà nhiều người dễ mắc nhất. Khoảng 80% người mắc sỏi thận sẽ nằm trong trường hợp sỏi canxi.

Nguyên nhân dẫn đến sỏi canxi là muối canxi trong nước tiểu bị bão hòa do ruột tăng hấp thu canxi hoặc do tăng tái hấp thu canxi ở ống thận.

Một nguyên nhân khác là do giảm citrat niệu. Do citrat niệu giúp ức chế kết tinh các muối canxi. Vậy nên khi giảm citrat niệu thì nước tiểu sẽ bão hòa muối canxi và dẫn đến kết tinh sỏi.

Ngoài ra, những người bị viêm ruột hoặc rối loạn chuyển hóa sẽ có nguy cơ mắc sỏi do bão hòa về oxalat.

2. Sỏi axit uric

Khoảng 10% người bị sỏi sẽ mắc phải loại sỏi này. Sỏi axit uric thường xuất hiện ở những người có nồng độ axit uric cao. Loại sỏi này không hề dễ phát hiện bằng tia X như sỏi canxi và cũng không cứng.

Nguyên nhân dẫn đến hình thành sỏi axit uric là vì axit uric bão  hòa trong nước tiểu. Những đối tượng dễ mắc bệnh này thường là người béo phì, người mắc bệnh tiểu đường kháng insullin, mắc bệnh gout, hoặc do di truyền trong một số trường hợp.

3. Sỏi cystin

Những trường hợp mắc sỏi cystin thường rất hiếm. Sỏi hình thành khi cystin đào thải nhiều qua thận và khó bị hòa tan nên dễ đọng lại thành sỏi. Hơn nữa, sỏi cystin có tính di truyền, thế nên với những người trong gia đình có tiền sử mắc bệnh thì nguy cơ cao cũng sẽ mắc phải loại sỏi này.

4. Sỏi stuvite ( sỏi nhiễm trùng)

Khoảng 10% những đối tượng bị sỏi thận còn lại gặp phải loại sỏi này. Nguyên nhân dẫn đến sỏi stuvite là do tình trạng đường tiết niệu bị nhiễm khuẩn trong thời gian dài, vi khuẩn làm giảm các chất hòa tan stuvite vì vậy mà hình thành sỏi.

Sỏi canxi là loại sỏi phổ biến mà nhiều người dễ mắc phải.

Hiểu được sỏi thận có mấy loại cũng như nguyên nhân dẫn đến từng loại sỏi thận sẽ giúp điều trị bệnh đúng cách và có hiệu quả hơn.

Phòng tránh sỏi thận như nào là đúng cách

Bên cạnh tìm hiểu sỏi thận có mấy loại, thì chủ động phòng ngừa bệnh là cách tốt nhất để bảo vệ bạn cũng như người thân trước căn bệnh này.

Sau đây là một số lời khuyên giúp bạn phòng tránh bệnh sỏi thận mà bạn có thể tham khảo.

  • Chú ý cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể. Việc uống nước đủ không chỉ giúp cơ thể bù lại lượng nước đã mất do ra mồ hôi, bài tiết, mà còn giúp hỗ trợ gan và thận hoạt động tốt hơn. Giảm lượng chất độc tích tụ trong gan, thận – nguyên nhân dẫn đến sỏi.
  • Uống nước chanh giúp nâng cao hàm lượng citrate trong nước tiểu, ngăn ngừa việc hình thành sỏi canxi cũng như sỏi axit uric.
  • Để ngăn ngừa bệnh sỏi thận thì cách tốt nhất là cắt giảm các loại sản phẩm có chứa oxalate – nguyên nhân hình thành nên sỏi oxalate canxi. Các loại thực phẩm chứa nhiều oxalate mà bạn cần hạn chế ăn như socola, dâu tây, cây đại hoàng.
  • Giảm lượng muối ăn trong bữa ăn hàng ngày cũng sẽ giúp bảo vệ thận của bạn.
  • Hạn chế tiêu thụ caffein và những loại thực phẩm chứa nhiều chất đạm như thịt cá, trứng sữa.
  • Cuối cùng, tập thể dục giảm cân, giữ vóc dáng cân đối là cách không chỉ bảo vệ bạn trước sỏi thận mà còn nhiều căn bệnh khác nữa.

Hi vọng sau bài viết bạn đã có thêm kiến thức cho câu hỏi “sỏi thận có mấy loại”. Và cho dù sỏi thận có mấy loại thì bạn cũng không nên chủ quan mà cần phải đến gặp bác sĩ nếu thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, khi có thắc mắc xin vui lòng liên hệ bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp cụ thể.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *