Tắc tia sữa có mủ nguy hiểm như thế nào đối với mẹ?

Tắc tia sữa đã là ác mộng với chị em phụ nữ, nhưng bị tắc tia sữa có mủ còn kinh khủng hơn rất nhiều. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này có thể do bé bú không hết khiến sữa mẹ bị đọng lại trong bầu ngực. Sự lúng túng không biết nguyên nhân, điều trị không triệt để sẽ dẫn đến tắc tia sữa có mủ – rất nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và con.

Tắc tia sữa có mủ là một dạng tắc tia sữa nói chung. Tắc tia sữa có mủ có thể coi là giai đoạn tiếp theo của tình trạng tắc tia sữa ở mẹ sau sinh và thường xảy ra với những phụ nữ sinh con đầu lòng.

Khi mẹ bị tắc tia sữa khoảng 1 tuần mà không tìm được biện pháp khắc phục thì sẽ rất nhanh chóng chuyển sang tắc tia sữa có mủ. Vậy hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân và các biện pháp khắc phục triệu chứng tắc tia sữa có mủ ở mẹ để đảm bảo sức khỏe của mẹ và đảm bảo nguồn sữa cho bé.

1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa có mủ

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tắc tia sữa ở mẹ, nhưng đa số là đến từ các trường hợp sau:

  • Bà mẹ mới sinh con: Không ít bà mẹ gặp phải tình trạng sữa đã có nhiều trong bầu ngực nhưng vẫn không thể chảy ra ngoài cho bé bú được. Việc sữa bị đọng lại quá nhiều trong bầu ngực làm cho các mẹ cảm thấy đau tức và có thể dẫn đến sốt.
  • Sữa mẹ dư thừa: Một nguyên nhân gây tắc tia sữa là do sữa mẹ còn thừa ở trong bầu ngực do em bé không bú hết hoặc bạn không hút phần sữa còn trong bầu ngực, dẫn đến sữa còn đọng lại, gây ra tắc nghẽn.
  • Mẹ không cho bú thường xuyên: Mẹ không cho bé bú thường xuyên hoặc không hút sữa ra hết trong khoảng 5 giờ đến 1 ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc tia sữa.

2. Dấu hiệu thường thấy của tắc tia sữa

Dù mẹ đang ở giai đoạn đầu cho con bú sữa mẹ hoặc đã cho con bú một thời gian, tình trạng tia sữa bị tắc nghẽn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Mẹ có thể chú ý đến một số khu vực của vú có hiện tượng cứng và khó chịu. Ngoài ra, các triệu chứng của tắc tia sữa còn biểu hiện như:

Đau tức ngực – Triệu chứng của tắc tia sữa có mủ
  • Đau, tức ngực nhẹ.
  • Các nốt sần nhỏ nổi trên ngực.
  • Ngực sưng đỏ.
  • Một số khu vực ở ngực có cảm giác ấm nóng bất thường khi chạm vào.

3. Mức độ nguy hiểm

Trong hầu hết các trường hợp, tắc tia sữa có mủ không gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ ngay tức khắc. Tuy nhiên về lâu dài, nó không chỉ gây ra những phiền phức nhất định mà còn có thể là cơ hội cho nhiều bệnh lý phát triển. 

  • Tắc tia sữa có mủ là nguyên nhân phổ biến dẫn đến áp xe vú. Nếu đã bị áp xe mà còn không được phát hiện và chữa trị thì sẽ tạo thành khối viêm mãn tính, dễ dàng tái phát. Một số trường hợp xấu hơn, mẹ bị tổn thương tuyến sữa nên không thể tiết sữa nữa hoặc bầu ngực có nguy cơ hoại tử.
  •  Mang đến cảm giác cực kỳ tồi tệ cho người mẹ, bao gồm đau buốt ngực, không thể nghỉ ngơi và dễ bị suy nhược cơ thể, trầm cảm sau sinh.
  • Trong nhiều trường hợp, tắc tia sữa có mủ sẽ tạo điều kiện hình thành các bệnh liên quan đến tuyến vú như u xơ tuyến vú, u nang tuyến vú rất nguy hiểm.
  • Đối với em bé, khi mẹ bị tắc sữa, con không có sữa bú nên chậm lớn, nhẹ cân, thấp còi. Việc này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển về thể chất và trí não của con sau này.

4. Biện pháp phòng ngừa

Không có cách nào đảm bảo được mẹ sẽ không bị tắc sữa có mủ, nhưng nếu thực hiện tốt các biện pháp phòng tắc tia sữa dưới đây, mẹ có thể giảm tỉ lệ xuống đến mức thấp nhất.

Mẹ nên hút lượng sữa thừa sau khi bé bú ra bên ngoài để tránh tình trạng tắc tia sữa
  • Ăn uống đủ chất, uống đủ nước, giữ tinh thần vui vẻ lạc quan.
  •  Thường xuyên massage bầu sữa để sữa xuống đều và không bị vón cục.
  •  Khi cho trẻ bú xong, dùng hai tay nặn hết sữa thừa và làm sạch đầu ti để tránh viêm nhiễm và ứ tắc sữa.
  •  Khi trẻ không bú hết lượng sữa mẹ tiết ra, hãy chắc chắn rằng mẹ sẽ duy trì lượng sữa tiêu thụ bằng cách dùng máy hút sữa.
  • Cho bé bú đều cả hai bên đầu ngực.
  • Mẹ nên mặc áo ngực, nhưng là loại dành cho phụ nữ sau sinh, mềm mại và không có gọng.
  • Đến gặp bác sĩ chuyên khoa để điều trị khi mẹ có các triệu chứng của tắc tia sữa có mủ để có những lời khuyên đúng đắn nhất để điều trị nhanh khỏi. Trong thời gian này mẹ và người thân hãy bổ sung dưỡng chất cho bé thông qua nguồn sữa ngoài vì mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc có chứa các chất kháng sinh.

5. Những việc không nên làm

  • Không cố gắng cho con bú để thông sữa: Do mủ tụ ở đầu vú nên nếu mẹ cố cho bé bú thì bé rất dễ bú phải mủ, rất nguy hiểm cho bé.
  • Không tắm nước lạnh: Tắm bằng nước lạnh sẽ khiến tuyến sữa bị co lại và khiến tình trạng tắc sữa thêm nghiêm trọng.
  • Không cố bóp, nặn mủ: Việc này rất dễ gây tổn thương ở đầu vú.

Tắc tia sữa có mủ chỉ xảy ra khi mẹ bị tắc tia sữa mà không phát hiện kịp thời để chữa. Vì vậy các mẹ hãy luôn chú ý đến các biểu hiện bất thường của hai bầu ngực và cơ thể mình để có thể nhận biết tắc tia sữa một cách sớm nhất có thể nhé.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *