Thấy người bị hạ đường huyết thì phải làm sao?

Lượng đường trong máu dưới 3.8 mmol/l được gọi là hạ đường huyết. Biết cách xử lý hạ đường huyết thì phải làm sao sẽ giúp ích rất nhiều cho người bệnh.

Khi lượng đường trong máu xuống dưới mức cho phép, bệnh nhân rơi vào tình trạng hạ đường huyết. Hầu hết các trường hợp bị hạ đường huyết thường xuyên có biểu hiện không giống nhau. Tuy nhiên, người bệnh sẽ có một vài biểu hiện chung như sau:

  • Người đột nhiên mệt mỏi.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Cơ thể vã mồ hôi.
  • Chân tay tê buồn, run rẩy.
  • Tim đập nhanh.
  • Có trường hợp buồn nôn và nôn.

Với những bệnh nhân đang điều trị bệnh tiểu đường nếu có biểu hiện trên rất có thể là bị hạ đường huyết trong máu. Dẫu vậy để chắc chắn hơn bạn nên tiến hành đo đường huyết cho họ.

Nguyên nhân gây hạ đường huyết

Hạ đường huyết có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.

Với người đang điều trị bệnh tiểu đường hạ đường huyết là do nguyên nhân sau:

  • Sử dụng quá liều insulin.
  • Hấp thu insulin nhanh và quá nhiều.
  • Sai lầm trong chế độ ăn uống.
  • Ăn chậm sau khi tiêm insulin vào cơ thể.
  • Bỏ bữa hoặc ăn ít mà vẫn tiến hành tiêm insulin.
  • Không hoạt động thể lực thường xuyên.

Với người đang điều trị bằng thuốc viên sulfamid, bệnh hạ đường huyết do các nguyên nhân sau:

  • Uống thuốc quá liều.
  • Uống thuốc xa bữa ăn chính hoặc không ăn nhưng vẫn uống thuốc.
  • Hoạt động thể lực quá sức.

Với người bình thường hạ đường huyết thường do:

  • Nhịn ăn quá lâu.
  • Lao động, tập luyện nhiều mà không ăn đủ chất.
  • Không bổ sung đủ lượng đường bột cần thiết.
  • Ăn kiêng không hợp lý.
  • Uống nhiều bia rượu làm mất cân bằng nội tiết.

Thấy người hạ đường huyết thì phải làm sao?

Bạn cần ăn đủ bữa để phòng tránh bị hạ đường huyết.

Khi bạn thấy người bệnh có dấu hiệu hạ đường huyết như trên bạn cần nói người bệnh ngưng ngay thuốc đang sử dụng, cho bệnh nhân ăn bữa nhẹ như bánh, hoa quả,… hoặc bất cứ đồ ăn nào bạn có trong nhà (ngoại trừ đồ ăn, đồ uống có chất kích thích).

Nếu thấy các dấu hiệu đã bớt nhưng bệnh nhân vẫn chưa tỉnh táo thì cần:

  • Cho người bệnh uống ít nhất 15 g đường (tương đương khoảng 3 miếng đường nhỏ  hoặc 3 thìa cà phê đường pha trong 100 m nước).
  • Nếu không có đường có thể thay thế bằng 100 – 150ml nước hoa quả.
  • Với trường hợp người bị nặng cần phải tiến hành tiêm tĩnh mạch bằng dung dịch ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml). Cần tiêm chậm và nhắc lại nếu bệnh nhân vẫn chưa tỉnh. Sau lần tiêm đầu tiên với 60ml, nếu cần thì dùng dịch truyền nhỏ giọt 10 – 15%.
  • Nếu làm các bước sơ cứu như trên vẫn không thấy bệnh nhân tỉnh táo trở lại cần đưa tới các cơ sở y tế ngay lập tức.

Phòng chống hạ đường huyết

Nếu chưa biết hạ đường huyết thì phải làm sao bạn hãy cho bệnh nhân uống một cốc nước đường.

Nếu bạn sống cùng người hay bị hạ đường huyết cần dự trữ một lượng glucose dạng bột ở nhà. Cần nắm vững biểu hiện của người thân khi bị hạ đường huyết vì với mỗi người biểu hiện sẽ khác nhau. Nếu có điều kiện hãy mua máy thử đường để khi có dấu hiệu thì tiến hành thử ngay và báo sớm cho bác sĩ điều trị.

Với người bị tiểu đường dễ bị hạ đường huyết cần thường xuyên đến khám chuyên khoa nội tiết để kiểm tra lượng đường trong máu. Chú trọng tới việc ăn uống, luyện tập và uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *