Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout chính xác được sử dụng ngày nay

Bệnh Gout là căn bệnh về xương khớp gây nhiều đau đớn cho người bệnh. Đây là căn bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa. Cần dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán Gout để xác định được nguy cơ mắc bệnh.

Nhiều người khi đi kiểm tra sức khỏe phát hiện thấy Acid uric trong máu của mình cao hơn bình thường và băn khoăn liệu mình có bị Gout không trong khi không biểu hiện triệu chứng gì? Vì vậy cần dựa vào các tiêu chuẩn chẩn đoán Gout để xác định bệnh.

Thế nào là bệnh Gout?

Bệnh Gout là bệnh rối loạn chuyển hóa có liên quan đến acid uric trong máu. Biểu hiện lâm sàng của các triệu chứng nóng đỏ, đột ngột sưng đau nghiêm trọng trong một khớp, thường không đối xứng.

Theo bệnh lý thì tiêu chuẩn chẩn đoán gout là viêm khớp mạn tính do sự tích tụ tinh thể uric trong các mô và khớp của cơ thể. Nếu không được xác định và không điều trị, bệnh sẽ dẫn đến sự phá hủy khớp, tàn tật của bệnh nhân. Để chẩn đoán bệnh, trước đây người ta cho rằng tăng nồng độ uric máu là nguyên nhân gây ra bệnh, và cũng là tiêu chuẩn để chẩn đoán. Tuy nhiên, y học hiện đại có một sự hiểu biết mới về chẩn đoán bệnh gout. Có rất nhiều tiêu chuẩn chẩn đoán gout để xác định sớm căn bệnh này.

Triệu chứng cảnh báo Gout

Bị đánh thức đột ngột lúc nửa đêm bởi cơn đau dữ dội ở một bên chân (ngón chân cái, mu bàn chân,…)

Ngón chân sưng to, phù nề, căng bóng, nóng đỏ, xung huyết, trong khi các khớp khác bình thường.

Vùng da ở các khớp tại chân và tay bị bong tróc, thậm chí lở loét, nổi các hạt màu trắng đục dưới da.

Càng đặc biệt lưu ý đến biểu hiện của gout hơn khi bạn là nam giới ngoài 30 tuổi, thường xuyên ăn nhậu, mắc một số bệnh khác về rối loạn chuyển hoá (béo phì, tiểu đường, bệnh thận…) hay trong gia đình có người mắc bệnh gout.

Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout

Về lâm sàng

Cần phát hiện bệnh gout để sớm chữa bệnh

Cơn gout cấp tính đầu tiên thường xuất hiện ở lứa tuổi 35 – 55, ít khi trước 25 hoặc sau 65 tuổi. Ở nữ ít khi xảy ra trước tuổi mãn kinh, ở nam mắc ở tuổi càng trẻ thì bệnh càng có nguy cơ nặng.

Bác sĩ sẽ dựa trên những biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân để chẩn đoán bệnh gout ở giai đoạn nặng hay nhẹ.

Về cận lâm sàng

Muốn có những chẩn đoán bệnh gout cận lâm sàng, người bệnh cần trải qua những xét nghiệm đơn giản như: xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp và x quang khớp để bác sĩ xem kết quả trước khi điều trị.

Khi bệnh nhân có những kết quả sau đây thì thường được bác sĩ chẩn đoán bệnh gout:

  • Xét nghiệm máu có kết quả Acid uric máu tăng > 420 μmol/l.
  • Xét nghiệm dịch khớp: quan trọng nhất là tìm thấy tinh thể urat trong dịch khớp. Dịch khớp viêm giàu tế bào (> 2000 tb/mm3), chủ yếu là bạch cầu đa nhân trung tính.
  • X quang khớp: giai đoạn đầu bình thường, nếu muộn có thể thấy các khuyết xương hình hốc ở đầu xương, hẹp khe khớp, gai xương…

Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout 

Tiêu chuẩn Bennet và Wood năm 1968

Đây là tiêu chuẩn chẩn đoán gout được áp dụng nhiều nhất ở nước ta do dễ nhớ và phù hợp với điều kiện chưa trang bị đầy đủ các thiết bị hiện đại để xét nghiệm.

Chẩn đoán bệnh gout phải có tối thiểu 1 trong 2 yếu tố sau đây:

  • Tìm thấy tinh thể natri urat trong dịch khớp hay trong các hạt tophi.
  • Có tiền sử mắc bệnh gout hoặc có tối thiểu 2 đợt sưng đau dữ dội có tính chất khởi phát đột ngột. Có hạt tophi và đáp ứng tốt với colchicin trong vòng 48 giờ.

Với tiêu chuẩn chẩn đoán gout này, độ nhạy lên đến 70% và độ đặc hiệu có kết quả 82,7%.

Tiêu chuẩn ILAR và Omeract năm 2000

Các bác sĩ cũng có thể dựa trên tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh gout này để xác định tình trạng của bệnh nhân.

Hiện nay ở nước ta, 2 tiêu chuẩn chẩn đoán gout là Bennet- Wood và ILAR- Omeract

Khi có một trong những biểu hiện sau, bệnh nhân cần được điều trị ngay trước khi bệnh trở nặng.

  • Có tinh thể muối urat đặc trưng trong dịch khớp.
  • Hạt tophi được chứng minh có chứa tinh thể urat bằng phương pháp hóa học hoặc kính hiển vi phân cực
  • Có 6 trong số 12 biểu hiện sau cũng có thể chẩn đoán bệnh gout:
  • Viêm tiến triển tối đa trong vòng 1 ngày.
  • Có hơn 1 cơn viêm khớp cấp.
  • Viêm khớp ở 1 khớp.
  • Đỏ vùng khớp.
  • Sưng, đau khớp bàn ngón chân cái.
  • Viêm khớp bàn ngón chân cái ở một bên.
  • Viêm khớp cổ chân 1 bên.
  • Tophi nhìn thấy được.
  • Tăng acid uric trong máu.
  • Sưng đau khớp không đối xứng.
  • Nang dưới vỏ xương, không có hình khuyết xương trên x quang.
  • Cấy vi khuẩn âm tính.

Tiêu chuẩn Mexico – 2010

Tiêu chuẩn chẩn đoán Gout theo tiêu chuẩn của Mexico gồm những yếu tố sau:

  • Tiền sử hiện tại có hơn một lần viêm khớp.
  • Viêm đau và sưng lên tối đa trong vòng 1 ngày.
  • Viêm một khớp.
  • Sưng đau viêm khớp bàn ngón chân cái.
  • Đỏ khớp.
  • Viêm khớp cổ chân một bên.
  • Nghi ngờ hoặc xác định có các hạt tophi ở các khớp.
  • Tăng acid uric máu.
  • Chẩn đoán xác định khi có 4 trên 8 yếu tố trên hoặc tìm thấy được thể urat trong khớp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *