Tìm hiểu về sự hình thành gai cột sống

Bệnh gai cột sống là căn bệnh phổ biến gặp ở nhiều người. Hầu hết người bệnh bị gai cột sống đều do nguyên nhân khách quan. Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu về sự hình thành gai cột sống trong bài viết này.

1. Nguyên nhân dẫn đến gai cột sống

Sau đây là các nguyên nhân dẫn tới bệnh gai cột sống.

– Bệnh viêm cột sống, thoái hóa cột sống

Việc hình thành nên các gai ở khớp và cột sống thực chất là cách để cột sống tự chống lại quá trình xương và các thành phần quanh khớp như dây chằng, cơ gân, các dây thần kinh, đĩa đệm bị tổn thương và thoái hóa. Mặc dù vậy cơ chế tự khắc phục và điều chỉnh này lại vô tình lại tạo thành gai xương không có lợi cho chính xương cột sống.

– Tình trạng lắng đọng canxi ở các dây chằng và gân tiếp xúc với đốt sống

Người cao tuổi là đối tượng dễ gặp phải tình trạng này nhất. Hiện tượng này là sự lắng đọng canxi dưới dạng calcipyrophosphat. Nguyên nhân gây bệnh cũng là do quá trình thoái hóa khớp. Trong sụn khớp chứa gần 80% là nước. Khi quá trình thoái hóa khớp diễn ra sẽ làm mất đi một lượng nước đáng kể có trong sụn, kèm theo sự biến đổi một số chất, khiến sụn khớp bị canxi hóa và vôi hóa, từ đó dẫn đến tăng nguy cơ hình thành nên các gai ở cột sống.

– Do chấn thương

Chấn thương là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh lý về xương khớp, bệnh gai cột sống cũng là một trong những trường hợp điển hình. Khi bị chấn thương, xương khớp ở cột sống sẽ bị hư hại. Tuy nhiên không phải sự hư hại và tổn thương này hình thành nên những gai xương mà chính phản ứng của cơ thể để sửa chữa vị trí bị tổn thương đó đã dẫn đến sự hình thành gai cột sống.

Chấn thương gây ra gai cột sống

2. Sự hình thành gai cột sống

Bệnh gai cột sống được hình thành theo cơ chế dưới đây:

Đầu tiên là sự trục trặc và bất bình thường ở bao xơ đĩa đệm (phần đĩa tròn từ sụn nằm giữa hai đốt sống). Cụ thể là các bao xơ này bị mất nước và xẹp đi do thoái hóa theo tuổi tác cũng như do hoạt động thường xuyên và quá tải của xương sống lưng, đốt sống cổ. Đây là hai nơi tác động nhiều nhất của các hoạt động thường ngày như việc đi lại, thường xuyên khuân vác nặng nhọc hay do chấn thương tác động. Hậu quả là các đốt sống liền kề tiếp xúc trực tiếp với nhau, theo thời gian sẽ làm mòn dần do bị ma sát. Từ đó các gai xương bắt đầu hình thành, gây đau và cản trở cử động của khớp và hệ thống cột sống bắt đầu lan đến gai cột sống vai.

Phần quan trọng nhất trong các khớp xương là phần sụn bao bọc ở hai đầu xương, giúp các khớp không va chạm và cọ xát vào với nhau, tạo độ trơn bóng giữa các khớp. Theo thời gian, phần sụn này bị thoái hóa và bị bào mòn khiến phần xương dưới sụn bị trơ ra và hư hại dần theo thời gian, làm ảnh hưởng trực tiếp đến cả cột sống.

Việc hình thành các gai xương trơ ra phía ngoài như vậy là cách để cột sống tự bảo vệ cũng như đối phó với tình trạng xương khớp và các đĩa đệm bị viêm và thoái hóa. Các gai xương khi mọc ra sẽ bao quanh các xương khớp bị tổn thương đó ở sống lưng.

Tìm hiểu về sự hình thành gai cột sống

Trên đây là sự hình thành gai cột sống. Bạn cần nắm rõ những nguyên nhân gây ra gai cột sống để có cách phòng bệnh sao cho hiệu quả nhất, vì bên cạnh những nguyên nhân không thể can thiệp được thì còn có những nguyên nhân chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh một cách hiệu quả.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *