Bị cảm cúm có nên xông hơi cho nhanh khỏi?

Nếu còn đang đắn đo cảm cúm có nên xông hơi không thì hẳn bạn chưa biết đến những lợi ích tuyệt vời sẵn có trong các loại lá cây dân giã quanh nhà.

Để điều trị bệnh cảm cúm có nhiều cách, từ việc sử dụng các loại thuốc Tây y cho đến việc sử dụng các dược liệu từ Đông y. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp xông hơi để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Hiệu quả và cách thức thực hiện phương pháp này cụ thể như thế nào thì mời bạn theo dõi bài viết bên dưới.

Mức độ nguy hiểm của bệnh cảm cúm

Thời tiết thay đổi thất thường kèm theo độ ẩm thấp dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển, trong đó phổ biến nhất là bệnh cảm cúm. Mặc dù đây là loại bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không điều trị dứt điểm sẽ để lại những biến chứng nghiêm trọng như suy hô hấp, viêm phổi …

Cảm cúm không điều trị kịp thời sẽ rất nguy hiểm

Tác dụng của xông hơi với bệnh cảm cúm

Phương pháp xông hơi dựa trên nguyên lý tự điều tiết thân nhiệt để cơ thể tiết ra mồ hôi, loại bỏ các độc tố ra ngoài. Đồng thời còn có tác dụng chống phù nề, trữ nước trong cơ thể…

Khi xông, hơi nước nóng làm giãn mạch ngoại biên, kích thích tuyến mồ hôi hoạt động, đào thải các chất độc trong cơ thể ra ngoài. Tinh dầu trong các loại thảo dược theo hơi nước thẩm thấu qua niêm mạc mắt, mũi, tai, da, làm thông các ống dẫn mắt, mũi, tai và các xoang giúp giảm nhanh các triệu chứng cảm cúm, giảm đau, chống viêm, bớt đau đầu, chóng mặt, khó thở, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu, khoan khoái hơn nhiều.

Những loại lá cần cho nồi nước xông và cách thực hiện

Một nồi lá xông giải cảm thông thường gồm có: lá sả, lá bưởi, lá cây khuyên diệp, lá ngải cứu, nhân trần, và chanh. Nếu bị cảm lạnh thì dùng thêm gừng, lá tía tô, húng lủi, và lá kinh giới.

Để thực hiện, các bạn tiến hành theo các bước như sau:

  • Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong vòng 5-10 phút.
  • Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng.
  • Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng).
  • Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới.
  • Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Lưu ý rằng chỉ đun nồi nước lá sôi vài phút rồi đem sử dụng, không đun quá kỹ tránh làm bay mất tinh hết dầu của lá thuốc.

Có nhiều loại lá cần chuẩn bị cho nồi nước xông

Những trường hợp bạn không nên xông hơi

Những trường hợp không sử dụng được phương pháp xông hơi trị cảm bao gồm người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi; sốt siêu vi; cơ thể suy nhược; người già yếu; trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh, phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, người đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, mắc bệnh ngoài da; người bệnh tăng huyết áp, tim mạch; người có biểu hiện bệnh tâm thần…

Ngoài tác dụng chữa bệnh cảm cúm thông thường, xông hơi còn giúp cải thiện tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết, đốt cháy mỡ thừa giúp chị em giảm béo, làm đẹp.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *