Mộng thịt mắt khá phổ biến tại các nước nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm, đặc biệt vùng có gió cát như vùng biển. Các điều tra do Bệnh viện mắt T.Ư thực hiện cho thấy, khoảng 5% dân số bị biến chứng mộng thịt mắt.
Mộng thịt là gì?
Mộng thịt dân gian thường gọi là màng máu mắt hay rẻ quạt là nếp kết mạc và mô xơ mạch hình quạt xâm lấn vào bề mặt giác mạc. Mộng thịt thường do thoái hoá của kết mạc nhãn cầu dưới tác dụng của tia cực tím (ánh nắng).
Mộng thịt được chia làm 2 phần : Đầu mộng dính và phủ lên giác mạc (lòng đen), thân mộng có hình nón quạt di động trên võng mạc. Theo thời gian mộng thịt ngày một phát triển dần dần rồi xâm lấn vào giác mạc và có thể che kín con ngươi hay còn gọi là đồng tử làm giảm thị lực của người bệnh. Tùy theo cơ địa và môi trường tiếp xúc mà mộng thịt sẽ phát triển nhanh hoặc chậm.
Triệu chứng của biến chứng mộng thịt
Theo dõi hình ảnh mắt bị mộng thịt sẽ thấy:
- Cộm, đỏ (nhất là khi tiếp xúc với gió, khói, bụi hoặc uống bia rượu). Khi mộng xâm lấn nhiều vào giác mạc người bệnh sẽ thấy nhìn kém.
Khi khám mắt sẽ thấy:
- Có màng đỏ ở góc trong và(hoặc) góc ngoài mắt che một phần giác mạc (lòng đen).
Các nguyên nhân gây ra mộng thịt
Hiện nay, biến chứng mộng thịt chưa có nguyên nhân rõ ràng, thường gặp ở những người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời, sống ở những vùng có nhiều gió bụi. Khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời nhiều, bức xạ của tia tử ngoại sẽ làm khiếm khuyết các tế bào mầm ở vùng rìa kết mạc và giác mạc, khi hàng rào này bị phá hủy có thể gây nên mộng thịt. Trên thế giới, tỉ lệ biến chứng mộng thịt ở dân số các nước nằm ở gần đường xích đạo nhiều hơn các nước vùng ôn đới. Ở nước ta, thường gặp nhiều ở các tỉnh biển miền Trung.
Mộng thịt được chia thành 4 cấp độ:
- Độ I: đầu mộng chỉ mới phát triển qua vùng rìa giác mạc.
- Độ II: đầu mộng phát triển chưa tới 1/2 bán kính giác mạc.
- Độ III: mức độ này là khi đầu mộng vượt quá nửa bán kính giác mạc.
- Độ IV: đầu mộng đã phát triển qua vùng trung tâm giác mạc.
Ngoài ra, có thể chia biến chứng mộng thịt thành 2 loại:
- Mộng nguyên phát: chưa phẫu thuật lần nào.
- Mộng tái phát: đã trải qua ít nhất một lần phẫu thuật.
Ở giai đoạn đầu khi mộng thịt mới xuất hiện, người bệnh hầu như sẽ không cảm thấy khó chịu gì nhiều, nếu người khác nhìn vào sẽ thấy có một màng dày xuất hiện trong mắt. Đến giai đoạn mộng phát triển thêm nhiều hơn sẽ khiến cho nước mắt tiết ra không tráng đều ở vùng có mộng thịt nên làm cho vùng này bị khô và gây ra cảm giác cộm xốn – đỏ mắt thậm chí là ngứa ngáy nhất là khi tiếp xúc với gió, khói bụi hoặc khi uống rượu bia. Về sau, khi mộng thịt ăn vào tròng đen nhiều sẽ gây nên tình trạng nhìn mờ, loạn thị làm cho hình ảnh bị méo lệch.
Điều trị biến chứng mộng thịt
Biến chứng mộng thịt không điều trị khỏi bằng thuốc. Trước đây nhiều người tự chữa bằng cách dùng búp tre, lông ngỗng hoặc thuốc bột của thầy lang “đánh” mộng. Bệnh không khỏi mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: viêm loét giác mạc, thậm chí củng mạc…
Điều trị biến chứng mộng thịt bằng phương pháp phẫu thuật và được tiến hành khi mộng gây ảnh hưởng đến thị lực hoặc những trường hợp gây kích thích quá mức. Mổ mộng thịt có nhiều phương pháp. Trước đây tỷ lệ tái phát sau mổ mộng khá cao (40%), mộng thịt tái phát thường nặng hơn mộng thịt nguyên phát, thậm chí làm người bệnh khó liếc mắt.
Tùy thuộc vào triệu chứng các bác sĩ sẽ đưa ra các quyết định điều trị mộng mắt. Trường hợp mộng còn nhỏ thì có thể không cần điều trị gì, lời khuyên cho bệnh nhân chính là lúc đi ra ngoài nắng nên đeo kính râm để bảo vệ mắt không bị tia cực tím chiếu vào và tránh gió bụi vào mắt. Thường thì những bệnh nhân bị biến chứng mộng thịt sẽ có triệu chứng khô mắt hoặc viêm mống mắt. Khi đó bệnh nhân có thể sử dụng thêm nước mắt nhân tạo hoặc thuốc chống viêm nhưng phải có sự theo dõi của bác sĩ vì thuốc chống viêm sẽ có nhiều tác dụng phụ.
Phẫu thuật cắt bỏ mộng mắt đơn thuần là cách nhanh nhất để chữa khỏi nhưng tỷ lệ tái phát rất cao lên tới 30 – 80%, thường áp dụng ở những bệnh nhân lớn tuổi, mộng mắt ít và nhỏ. Một khi đã tái phát thì tốc độ tiến triển của bệnh sẽ nhanh hơn rất nhiều lần so với cả trước khi mổ. Các biểu hiện cũng rõ rệt hơn như mộng đỏ rực lên tạo cảm giác kích thích, khó chịu, kèm theo chảy nước mắt, mắt bị cộm xốn, dính mi cầu. Do đó mà biến chứng mộng thịt đôi khi không sẽ làm khó các bác sĩ chần chừ không dám mổ sớm và bệnh nhân thấy bệnh nhân khác tái phát nên cũng không dám mổ luôn.
Bệnh nhân cần tái khám ngay ngày hôm sau để bác sĩ phẫu thuật xem lại vùng lột mộng, cũng như mảnh ghép. Một tuần sau, bệnh nhân nên tái khám lại để xem giác mạc đã lành chưa? Để kịp thời xử lý những vấn đề nảy sinh. Nếu cảm giác cộm do chỉ khâu thì có thể cắt đi cho bệnh nhân dễ chịu. Sau đó, bệnh nhân nên tái khám sau mỗi 1 tháng, 3 tháng hoặc sau 6 tháng đến 1 năm để điều trị dứt điểm.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.