Nhiễm trùng máu có thể gặp ở mọi trẻ em, đặc biệt là trên thể trạng của trẻ có tổn thương ngoài da như viêm da, mụn nhọt, các ổ áp-xe, viêm phổi, tiêu chảy do vi khuẩn đường ruột. Vậy, cách điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em như thế nào?
Tìm hiểu dấu hiệu, triệu chứng bệnh ở trẻ để mẹ có cách điều trị nhiễm trùng máu đúng và hiệu quả!
1. Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng máu ở trẻ em
Nhiễm trùng máu hay nhiễm trùng huyết không phải là bệnh lý ung thư. Nhiễm trùng máu ở trẻ là căn bệnh do vi khuẩn xâm nhập vào hệ tuần hoàn máu của trẻ, sản sinh ra những độc tố khiến trẻ bị nhiễm độc và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Tùy thuộc vào từng loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bé mà các biểu hiện có thể thay đổi khác nhau. Chẳng hạn, trẻ nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B sẽ xuất hiện những biểu hiện của bệnh viêm phổi, viêm màng não như ngừng thở, hạ huyết áp… Nhiễm trùng máu do tụ cầu khuẩn thường biểu hiện ở xương và da, phổ biến nhất là tình trạng viêm da nhiễm trùng.
Dấu hiệu nhận biết nhiễm trùng máu ở trẻ có thể rất đa dạng, và dễ bị “nhận nhầm” với nhiều căn bệnh khác. Tuy nhiên, đa số các trường hợp, trẻ sẽ có những biểu hiện sau đây. Mẹ lưu ý nhé:
- Sốt cao trên 38 độ hoặc nhiệt độ cơ thể xuống thấp bơn 35 độ.
- Không có sức ăn, thậm chí uống sữa.
- Phản ứng chậm, khóc yếu.
- Buồn ngủ hoặc ngủ li bì.
- Có những biểu hiện suy hô hấp như thở nhanh, thở khò khè.
- Có biểu hiện rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, nôn ói, trướng bụng….
- Da vàng hoặc có vẻ tím tái, xanh xao.
Nguy cơ bệnh thường gặp nhiều ở trẻ chưa được tiêm chủng ngừa, suy dinh dưỡng, trẻ sinh thiếu tháng, trẻ bị suy giảm miễn dịch, đang điều trị corticoid, trẻ bị bệnh tim bẩm sinh…
2. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng huyết ở trẻ em
Theo các chuyên gia, có nhiều lý do dẫn đến tình trạng này ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên phổ biến vẫn là do vấn đề vệ sinh thân thể không sạch sẽ. Từ đây tạo nên cơ hội cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập cơ thể.
Trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng máu có thể là do người mẹ nhiễm khuẩn độc hại từ môi trường lúc mang thai. Các vi khuẩn xâm nhập vào màng nước ối, thai nhi nuốt nước ối và dẫn đến bệnh. Hơn nữa, trong lúc sinh đẻ, các dụng cụ không được khử trùng triệt để. Đây cũng là một nguyên nhân gây bệnh mà nhiều người vẫn chủ quan.
Nhiễm trùng máu sau khi sinh là do vi khuẩn xâm nhập vào máu thông qua niêm mạc da, đường hô hấp, đường tiêu hóa, đường tiết niệu… Lúc này nguyên nhân thường là do các loại vi khuẩn như Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, E.coli, Klebsiella, Pseudomonas… gây ra.
Đây là một rối loạn cực kỳ phức tạp liên quan đến sự hoạt hóa của rất nhiều cơ chế khác nhau, nhưng chồng chéo và tương tác với nhau trong cơ thể khi nhiễm bệnh, như các hệ thống gây viêm, chống viêm, đông máu và hệ thống khác.
3. Cách điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em
Trước khi có cách điều trị nhiễm trùng máu thì thông thường bác sĩ cần chẩn đoán chính xác liệu trẻ có mắc nhiễm trùng máu hay không.
Các chỉ định thường được thực hiện bởi các xét nghiệm nhiễm trùng máu cơ bản (công thức máu ± CRP) và nếu bị nhiễm trùng máu thì kết quả có tình trạng phản ứng của cơ thể đối với hiện tượng viêm nhiễm (bạch hầu tăng cao, CRP tăng…).
Bệnh nhân sẽ được nhập viện và làm thêm một số xét nghiệm khác để xác định nơi bị nhiễm trùng (họng, tai, đường tiêu hoá, đường tiểu…) và tùy nguyên nhân nhiễm trùng là gì và khả năng đáp ứng với điều trị với kháng sinh mà thời gian cách điều trị nhiễm trùng máu khác nhau.
Nguyên tắc điều trị
Khuyến cáo các cách điều trị nhiễm trùng máu hiện nay thường dựa trên những nguyên tắc sau:
- Kiểm soát nhiễm trùng: Loại bỏ sớm tác nhân gây bệnh khỏi cơ thể là ưu tiên hàng đầu trong xử trí nhiễm trùng huyết. Chẳng hạn, cần bắt đầu điều trị kháng sinh tĩnh mạch ngay trong những giờ đầu tiên sau khi nghi ngờ chẩn đoán bệnh và sau khi lấy máu cấy.
- Can thiệp thủ thuật nhằm loại bỏ các nguồn gốc nhiễm trùng. Ngay sau khi có được thông tin chính xác về vi khuẩn gây bệnh, cách điều trị nhiễm trùng máu lúc này cần là điều chỉnh kháng sinh theo hướng sử dụng kháng sinh đặc hiệu để diệt chủng vi khuẩn gây bệnh và giảm độc tính do thuốc.
- Điều trị hồi sức tích cực: Tăng cường chức năng tim mạch, tuần hoàn ngay trong giai đoạn sớm của của nhiễm trùng huyết sẽ giảm đáng kể tỷ lệ tử vong.
- Các phương pháp điều trị bổ sung: Sử dụng phù hợp các loại thuốc chống viêm, chống chảy máu, chống đông máu, nâng huyết áp…
Cách điều trị nhiễm trùng máu thường áp dụng trong khoảng 7-14 ngày, nếu đáp ứng tốt, trẻ có thể xuất viện và sinh hoạt bình thường.
Tuy nhiên, một số ít bé không đáp ứng phải được tầm soát thêm một số xét nghiệm chuyên sâu hơn và thời gian điều trị sẽ kéo dài hơn. Để việc điều trị đạt kết quả cao, nhất thiết phải làm kháng sinh đồ để tìm loại thuốc đặc trị với loại vi trùng gây bệnh.
Cách phòng nhiễm trùng máu
Để phòng nhiễm trùng máu các bậc cha mẹ nên cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ các bệnh đã có vắc xin phòng ngừa, để tránh nhiễm bệnh truyền nhiễm dẫn tới diễn biến nặng gây ra nhiễm trùng máu. Những trẻ đang bị viêm phổi, tiêu chảy do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa phải được đặc biệt theo dõi diễn biến của bệnh, cho trẻ ăn thức ăn mềm, đầy đủ dinh dưỡng.
Các cách điều trị nhiễm trùng máu ở trẻ em cực kỳ phức tạp. Trẻ bị nhiễm trùng máu đều phải áp dụng cách điều trị nhiễm trùng máu tích cực, nhiều trường hợp phải lọc máu. Các trường hợp bị nhiễm trùng máu cần có sự theo dõi của các bác sĩ chuyên khoa nhi để phát hiện kịp thời những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.