Tuy là một tăng trưởng lành tính của kết mạc (lòng trắng mắt) nhưng nguyên nhân bị bệnh mộng thịt cũng rất đáng quan tâm. Bởi tuy phát triển chậm nhưng mộng mắt có thể gia tăng và ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
Mô thịt của mộng mắt phát triển theo hình dạng cánh trên giác mạc hoặc hình tam giác. Thường chúng cũng hay xuất hiện ở góc phía trong hoặc bên ngoài mắt. Mộng mắt nhìn chung là một căn bệnh lành tính và tiến triển chậm. Tuy nhiên khi mộng thịt phát triển sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực và làm bệnh nhân loạn thị.
Mộng cũng có thể kích thích làm đỏ, chảy nước mắt và gây mất thẩm mỹ. Bệnh nhân mắc mộng thịt nếu không được chữa trị sẽ xuất hiện các biến chứng như là viêm loét giác mạc, dính mi cầu hay thậm chí là có nguy cơ mù lòa. Theo điều tra vào năm 2005 thì tỷ lệ mắc mộng thịt một mắt ở Việt Nam là từ 5.2% – 19.56%, tỷ lệ bị mộng hai mắt là 7.99%. Vậy mẫu số chung của nguyên nhân bị bệnh mộng thịt này là do đâu?
Nguyên nhân bị bệnh mộng thịt
Cho đến hiện tại, nguyên nhân bị bệnh mộng thịt chính xác là do đâu vẫn còn là một câu hỏi cần được nghiên cứu. Tuy nhiên dù chưa xác thực được nguyên nhân bị bệnh mộng thịt thì vẫn có các yếu tố nguy cơ của bệnh. Các yếu tố này đã được chứng minh là có khả năng làm ta bị mộng mắt, gồm: khô mắt, yếu tố gió bụi kích thích hoặc do tiếp xúc với tia cực tím trong thời gian dài.
Cũng bởi nguyên nhân ấy mà số ca mắc mộng thịt xuất hiện nhiều hơn ở các bệnh nhân sống trong vùng xích đạo. Đồng thời người có đặc điểm công việc phải hoạt động thường xuyên dưới ánh nắng mặt trời cũng có nguy cơ cao. Do đó, một số nhóm người có tỷ lệ mắc cao hơn là: nông dân, ngư dân, người làm xây dựng, thợ hàn…
Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời gian nắng gần như suốt năm cũng có tỷ lệ mắc mộng thịt cao. Độ tuổi thường mắc bệnh mộng thịt thống kê được là từ 20 – 40 tuổi. Đồng thời hay xuất hiện ở nam hơn là nữ. Chủng tộc có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn là người Ấn Độ nhiều hơn người da trắng, người Thái nhiều hơn người Trung Quốc, người da sậm nhiều hơn người da trắng.
Các loại mộng thịt
Vậy là chúng ta đã tìm hiểu về nguyên nhân bị bệnh mộng thịt là do đâu và các yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, ngoài nguyên nhân bị bệnh mộng thịt thì bạn cũng cần lưu ý về các loại mộng thịt để dễ bề phân biệt.
Mộng được chia làm 2 loại theo cấu trúc mô. Loại thứ nhất là mộng xơ với nhiều tổ chức xơ, ít mạch máu và ít tái phát sau mổ. Loại thứ hai là mộng máu với nhiều mạch máu và thấy đỏ rực. Bệnh nhân nên cân nhắc về kỹ thuật và tuổi tác khi mổ loại mộng máu này, bởi nguy cơ tái phát sau mổ cao.
Còn mộng chia theo mức độ bò vào giác mạc thành 4 mức.
- Mức 1: đầu mộng bò chớm vào giác mạc.
- Mức 2: đầu mộng thịt bò vào sâu hơn nhưng chưa vào diện đồng tử.
- Mức 3: đầu mộng vào diện đồng tử.
- Mức 4: thì đàu mộng đã bò vượt quá diện đồng tử.
Mộng thịt còn được chia ra làm loại đơn và kép. Trong đó mộng đơn chỉ xuất hiện một phía (ở phía mũi vào hoặc phía tai vào). Còn mộng kép là mộng bò vào từ cả hai phía trong và ngoài giác mạc.
Các tác hại của mộng thịt
Tác hại đầu tiên có thể nhìn thấy được của mộng thịt chính là làm mất thẩm mỹ. Tuy nhiên bên cạnh đó, mộng thịt còn có những tác hại khác đáng lo ngại hơn. Đó chính là mộng có thể bò vào và che lấp con ngươi, gây giảm thị lực của bệnh nhân. Đồng thời nó còn làm hạn chế động tác liếc mắt khi mắc phải, gây co kéo khiến ta bị méo giác mạc, loạn thị, cộm vướng mỗi khi chớp mắt.
Mộng thịt cũng thường đánh bẫy bụi và dị vật vào khe mi và giữ lại. Hay thậm chí là phối hợp với chứng viêm kết mạc làm cương tụ, phù nề thêm nặng hơn. Ngoài ra, với những bệnh nhân dễ đục thủy tinh thể thì phải lo mổ thủy tinh thể và cả mộng thịt cùng lúc rất phiền phức.
Phương pháp chữa bệnh nói chung là phải phẫu thuật sau khi khám chẩn đoán mộng thịt. Việc phẫu thuật này được xếp vào hàng trung phẫu và chỉ tác động đến vỏ nhãn cầu, không đụng đến nội nhãn. Phẫu thuật cũng không quá phức tạp và khó khăn, tuy nhiên các bác sĩ cũng phải cẩn trọng.
Phẫu thuật mộng thịt để giúp cắt bỏ phần mộng dư thừa trên mắt.
Sau khi phẫu thuật mộng thịt xong, tỷ lệ mộng thịt tái phát cũng vẫn còn cao. Do đó, việc phòng tránh nguy cơ mộng thịt quay lại cũng rất quan trọng. Cách đơn giản nhất là hằng ngày bạn hãy giữ mắt thật sạch sẽ. Nếu ra đường, đi làm trong môi trường có nhiều bụi bẩn thì cần mang kính bảo hộ.
Khi vệ sinh mắt, dùng nước và cả khăn sạch để tránh làm mắt bị đau. Nếu lỡ có đau mắt, nhất là mắc bệnh đau mắt hội thì cần đến khám bác sĩ và chữa trị dứt điểm ngay.
Vậy là chúng ta đã biết được nguyên nhân bị bệnh mộng thịt là do đâu cũng như các yếu tố nguy cơ khác. Từ đó, bạn hãy chú ý bảo vệ cơ thể khỏi khả năng mắc phải bệnh. Bởi dù lành tính thì mộng thịt vẫn có thể ảnh hưởng thẩm mỹ làm tự ti, hay thậm chí là gây suy yếu thị lực không đáng có.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.