Bệnh đa xơ cứng có thể gây tổn thương vĩnh viễn hoặc suy giảm thần kinh nếu không được điều trị đúng cách. Hãy cùng điểm qua những thông tin về căn bệnh này cũng như những cách chăm sóc mắc bệnh đa xơ cứng tại nhà.
Đa xơ cứng (tên tiếng anh là Multiple Sclerosis hay còn viết tắt là MS) là chứng rối loạn hệ miễn dịch, khiến cho những chức năng của não và tủy sống bị hệ miễn dịch tấn công. Điều này sẽ vô hiệu hóa hoạt động của các tế bào thần kinh khỏe mạnh của cơ thể. Đây là bệnh khá nguy hiểm nên chúng ta cần chăm sóc bệnh nhân đúng cách như sau.
Sử dụng một số loại thuốc
Hiện tại không có cách chữa trị dứt điểm cho bệnh đa xơ cứng rải rác, nhưng bác sĩ vẫn cho bệnh nhân sử dụng một số loại thuốc làm chậm quá trình bệnh, ngăn ngừa hoặc điều trị các đợt bệnh tình tái phát.
Những loại thuốc có thể dùng để điều trị bệnh MS
- Beta interferon (Avonex, Betaseron và Rebif) giảm bớt các triệu chứng hoặc giúp bạn kiểm soát căng thẳng thần kinh, cải thiện chức năng cảm giác
- Copolyme-1 (Copaxone) giúp người bệnh khởi động lại hệ miễn dịch một cách an toàn và giữ cho cơ thể hoạt động tốt hơn.
- Dalfampridine (Ampyra) tối ưu hóa hoạt động các bộ phận cụ thể của cơ thể và giúp cơ bắp hoạt động ăn khớp hơn.
- Dimethyl fumarate (Tecfidera) để giảm co thắt cơ và điều trị một số triệu chứng khác như suy giảm thị lực, giảm khả năng vận động.
Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm thuốc steroid, thuốc giãn cơ, thuốc an thần hoặc độc tố botulinum (Botox) để làm ngắn các đợt tấn công và giảm co thắt cơ và phòng ngừa những biến chứng khác như mất trí nhớ hoặc không có khả năng phán đoán, mệt mỏi.
Có chế độ ăn uống phù hợp
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm các triệu chứng của bệnh đa xơ cứng. Nghiên cứu này chỉ ra rằng những người có nồng độ vitamin D trong máu cao sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng lên đến 61% so với những người khác. Vì thế những người mắc bệnh đa xơ cứng có thể bổ sung vitamin thông qua những viên uống bổ sung hoặc dùng thêm những thực phẩm chứa nhiều vitamin D như:
- Các loại cá béo như cá thu, cá ngừ, cá hồi, cá chình.
- Nấm với mỗi 100g nấm sẽ tương ứng với 400 IU vitamin D.
- Một quả trứng có chứa tới 40 IU vitamin D.
- Sữa và các chế phẩm từ sữa có thể cung cấp khoảng 100 IU vitamin D.
Ngoài ra những người uống ít nhất 4 tách cà phê mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đa xơ cứng gần 2 lần. Nguyên nhân là do lượng cafein có thể có tác dụng bảo vệ não bộ, bằng chứng là chúng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
Ngược lại, muối và rượu vang đỏ lại được xem như kẻ thù của những bệnh nhân đa xơ cứng. Sử dụng quá nhiều muối sẽ làm bệnh đa xơ cứng phát triển hơn, vì thế những bệnh nhân mắc bệnh đa xơ cứng cần kiêng muối tối đa. Chỉ cần liều lượng sử dụng muối mỗi ngày của họ lớn hơn 3g sẽ khiến bệnh của họ tiến triển nhanh hơn những người dùng ít hơn 2g muối mỗi ngày.
Trong rượu vang đỏ chứa resveratrol sẽ làm tăng các triệu chứng bệnh như mệt mỏi, rối loạn vận động, cảm giác, thị giác và khiến cho bệnh đa xơ cứng trầm trọng hơn.
Ứng dụng tế bào gốc trong điều trị bệnh đa xơ cứng
Cấy ghép tế bào gốc ngoại sinh
Phương pháp này lấy những tế bào gốc lấy từ dịch tủy/máu/mô mỡ. Những tế bào này sẽ được nghiên cứu và nhân lên trong phòng thí nghiệm. Sau đó chúng sẽ được cấy ghép vào cơ thể người bệnh qua đường truyền động mạch, tĩnh mạch hoặc tiêm tại chỗ.
Là phương pháp có chi phí cao, tuy nhiên cũng xuất hiện những rủi ro khi những tế bào gốc cấy ghép bị cơ thể đào thải sau một thời gian khiến người bệnh tái phát bệnh.
Tăng sinh tế bào gốc nội sinh
Đây là phương pháp tiên tiến nhất hiện nay bằng việc sử dụng những tế bào gốc nội sinh tiêm vào cơ thể để tái tạo tế bào, phục hồi các bộ phận trong cơ thể sau những cơn đau do đa xơ cứng. Ngoài ra những loại thuốc này còn giúp tăng sinh tế bào gốc nội sinh trong cơ thể để tái tạo lại những tế bào thần kinh bị tổn thương, từ đó sự dẫn truyền thần kinh cũng được cải thiện giúp ức chế những cơn đau của bệnh.
Vật lý trị liệu cho những người bị đa xơ cứng
Khi thực hiện những bài tập vật lý trị liệu, người bệnh cần sự hỗ trợ của chuyên viên để có người làm mẫu các động tác, giúp bệnh nhân có tư thế thoải mái khi tập. Đặc biệt học còn thiết lập những bài tập thích hợp rèn luyện những các phần của cơ thể cần tập như các khớp, cơ bắp tay chân. Họ sẽ giới thiệu những bài tập tùy theo khả năng người bệnh. Thời gian tập và mức độ vận động vận tăng dần, bắt đầu từ 5 đến 10 vận động và mỗi ngày tập 1 đến 2 lần.
Trước khi tập người bệnh sẽ được đo mạch, huyết áp, nhịp thở. Những bài tập này sẽ điều trị những chấn thương cơ xương xảy ra khi người bệnh mắc chứng đa xương khớp. Ngoài ra chúng còn giúp rèn luyện sức mạnh, rèn luyện khả năng vận động để giảm những cơn đau do bệnh mang lại.
Nguồn: Tổng hợp
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.