Cha mẹ cần làm khi trẻ bị đau mắt đỏ?

Đau mắt đỏ lây lan rất nhanh và thường bùng phát vào lúc giao mùa. Nhất là ở những nơi đông người như trường học thì bệnh càng dễ tạo thành dịch. Vậy cha mẹ phải làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ?

Nguy cơ đau mắt đỏ ở trẻ em

Bệnh đau mắt đỏ có thể xảy đến với mọi đối tượng, nhất là trẻ nhỏ có nguy cơ lây nhiễm cao hơn hẳn so với người lớn. Nhất là lúc mắc bệnh trẻ có thể bị đau mắt đỏ nặng hơn, đồng thời việc điều trị cho trẻ cũng khó khăn hơn do bé hay lấy tay để dụi mắt cho đỡ ngứa. 

Hiện tại, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu để tiêu diệt virus gây đau mắt đỏ. Để điều trị bệnh thì chủ yếu là giúp làm giảm các triệu chứng và tăng sức đề kháng cho cơ thể, để chống lại được virus gây bệnh. Vậy phụ huynh cần làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ? 

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ? 

Khi bị đau mắt đỏ bé hay lấy tay dụi mắt cho đỡ ngứa.

Thường xuyên lau rửa vùng mắt: Hằng ngày cha mẹ nên giúp con lau rửa ghèn, dử mắt ít nhất 2 lần mỗi ngày. Khi lau xong thì cần vứt bỏ bông và không được dùng lại, còn nếu sử dụng khăn thì cha mẹ cần giặt khăn thật sạch, nếu có thể thì chần qua nước sôi để cẩn thận tiêu diệt vi khuẩn. Ngoài ra, phụ huynh nên nhỏ nước muối sinh lý 0.9% hoặc cao cấp hơn là nước mắt nhân tạo để giúp trẻ rửa mắt, giảm triệu chứng của đau mắt đỏ như cộm, rát…

Đeo kính cho trẻ để tránh bị bụi bẩn bay vào mắt: Cha mẹ cho con đeo kính để tránh cho mắt bé tiếp xúc với bụi bẩn, bởi chúng có thể khiến tình trạng viêm nhiễm nặng hơn và kéo dài thời gian mắc bệnh. 

Giữ gìn mắt bé để tránh bị đau cả 2 bên mắt: Thường khi bị đau mắt đỏ thì người bệnh sẽ đau một bên mắt, nếu không được giữ cẩn thận thì sẽ lây sang bên mắt còn lại. Thế nên khi bị đau mắt đỏ thì cha mẹ nên giữ vệ sinh cho bé thật kỹ càng, tránh để virus gây bệnh có thừa cơ hội tấn công vào bên mắt còn lại. Tránh dùng chung 1 lọ thuốc nhỏ cho 2 bên mắt lành và mắt bệnh. Trước và sau khi vệ sinh mắt cho bé thì hãy lưu ý rửa tay thật sạch sẽ. 

Cho bé nghỉ học và hạn chế tiếp xúc với người không mắc bệnh: Bé bị bệnh nên được cho nghỉ học và không đến những nơi đông người để tránh nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người khác. Bạn cũng không nên ôm ấp, thơm, hoặc hôn trẻ bởi bệnh có thể lây qua đường hô hấp, nước bọt, nhất là nước mắt của người bệnh chính là nơi có rất nhiều virus.

Tăng cường dinh dưỡng và không tự ý sử dụng thuốc cho trẻ: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ để bé có đủ sức đề kháng chống chọi với bệnh tật, cơ thể không suy kiệt thì bệnh sẽ chóng khỏi. Nếu cha mẹ không biết làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ thì cũng không nên tự ý dùng thuốc không có đơn cho bé. Việc tự ý dùng thuốc nhỏ mắt hay dùng thuốc nhỏ mắt của người khác cho bé sẽ đem lại nhiều nguy cơ, khiến bệnh lâu khỏi bởi cơ địa của mỗi người là khác nhau

Đau mắt đỏ có nguy cơ ảnh hưởng thị lực về sau nếu không được chăm sóc đúng cách. Thế nên phụ huynh hãy lưu ý để biết làm gì khi trẻ bị đau mắt đỏ. Đồng thời giáo dục cho bé có ý thức phòng bệnh đau mắt đỏ tại trường học cũng như ngoài xã hội. 

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *