Hạ đường huyết thì phải làm gì để khắc phục?

Đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường thì hạ đường huyết là triệu chứng rất thường gặp. Vậy hạ đường huyết thì phải làm gì để khắc phục nhanh chóng và hiệu quả nhất?

Hạ đường huyết là biến chứng thường gặp đối với người mắc bệnh đái tháo đường. Nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời,  hạ đường huyết có thể gây co giật, hôn mê và làm hệ thống thần kinh tổn thương vĩnh viễn và dẫn tới tử vong. Vậy, hạ đường huyết thì phải làm gì để khắc phục? Câu trả lời sẽ có trong bài viết sau đây.

Các biểu hiện của chứng hạ đường huyết

Các biển hiệu của hạ đường huyết thường không giống nhau ở mỗi bệnh nhân. Nhưng thường xuất hiện vào lúc gần đến bữa ăn và có một hoặc nhiều dấu hiệu chung sau: Người bệnh mệt đột ngột không giải thích được, đau đầu, chóng mặt lả đi, có cảm giác đói cồn cào, người vã mồ hôi, tay chân có cảm giác nặng, tê buồn, lo lắng bồn chồn, run tay, hồi hộp, tim đập nhanh, có khi buồn nôn và nôn.

Các nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết thường gặp

Đối với người bệnh chữa trị bằng insulin, hạ đường huyết có thể do những nguyên nhân sau đây:

  • Dùng quá liều insulin: Vì insulin là hormone hạ đường huyết, nếu được hấp thu quá nhanh hoặc quá kéo dài do loạn dưỡng mỡ dưới da ở những vùng tiêm insulin lâu ngày; tiêm ở những vị trí hoạt động nhiều, chườm nóng sau khi tiêm insulin.
  • Sai lầm về chế độ ăn: Ăn quá chậm sau tiêm insulin. Ăn không đủ khẩu phẩn yêu cầu trong một bữa, thiếu bữa ăn phụ. Bỏ bữa ăn hoặc ăn quá ít mà vẫn tiêm insulin.

Khi có một trong các dấu hiệu trên ở bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường thì nên nghĩ ngay đến cơn hạ đường huyết. Để xác định chính xác cần làm xét nghiệm đường huyết với máy đo đường huyết ngay lập tức. Nếu đường huyết đang bị hạ, người bệnh có thể ăn ngay các thực phẩm có đường hoặc tinh bột thì các dấu hiệu trên sẽ giảm dần hoặc hết.

Đâu đầu, chóng mặt, tay chân run rẩy là các biểu hiệu chủ yếu của chứng hạ đường huyết

Đối với người bệnh đang điều trị bằng thuốc uống, chứng hạ đường huyết thường do các nguyên nhân sau:

  • Uống thuốc quá liều.
  • Uống thuốc xa bữa ăn chính hoặc không ăn nhưng vẫn uống thuốc.
  • Tự ý uống thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

Hạ đường huyết thì phải làm gì để khắc phục?

Có những cách chữa bệnh hạ đường huyết nhanh chóng sau đây mà bạn có thể áp dụng:

  • Khi có các dấu hiệu hạ đường huyết, người bệnh cần ngừng ngay lập tức các thuốc uống hạ đường huyết hoặc insulin.
  • Trường hợp hạ đường huyết nhẹ thì dùng ngay bánh, hoa quả, sữa… hoặc bất cứ đồ ăn nào có sẵn trong nhà.
  • Nếu không đỡ hơn nhưng bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo: Cần uống tối thiểu 15g đường (3 thìa cà phê đường pha trong 100ml nước) hoặc 100 – 150ml nước ngọt (sữa, nước trái cây), 100g đường/lít nước.
  • Đối với trường hợp hạ đường huyết nặng: tiêm vị trí tĩnh mạch dung dịch ngọt ưu trương 20 – 30% (40 – 60ml), có thể tiêm nhắc lại nếu bệnh nhân chưa tỉnh. Khi tiêm cần tiêm rất chậm, liều một lần tiêm không quá 60ml, sau đó thay bằng truyền tĩnh mạch nhỏ giọt dung dịch ngọt 10 – 15%. Tiêm glucose tĩnh mạch đồng thời cũng là cách kiểm tra chẩn đoán có giá trị lớn, các dấu hiệu hôn mê sẽ mất ngay tức thì. Cũng có thể tiêm glucagon ở vị trí bắp hay tĩnh mạch cũng có tác dụng tương tự. Nếu được điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể tự khỏi mà không để lại di chứng gì.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *