Phân biệt mất sữa và tắc tia sữa ở mẹ sau sinh?

Tắc tia sữa là tình trạng thường gặp sau khi sinh khiến mẹ có thể nhầm lẫn từ đó áp dụng sai phương pháp chữa trị. Hãy cùng tìm hiểu về hai tình trạng này và những cách khắc phục hiệu quả để đảm bảo cho sức khỏe của mẹ và bé.

Những người lần đầu tiên sinh con chưa có kinh nghiệm cho bé bú và chăm sóc bầu sữa mẹ là đối tượng sẽ bị tắc tia sữa hoặc mất sữa sau khi sinh em bé. Điều này khiến mẹ vô cùng khó chịu khi con khát sữa hoặc đầu vú căng tức và đau nhức khó chịu, càng lúc càng tăng dần.

Những nguyên nhân khiến mẹ tắc tia sữa và cách khắc phục

Nguyên nhân khiến mẹ bị tắc tia sữa

Ống dẫn sữa bị tắc nghẽn lại điểm nào đó khiến sữa không thể thoát ra ngoài được. Bầu vú trong tình trạng căng cứng chứng tỏ có sữa nhưng bị kẹt lại không thoát ra được. Đối với những mẹ bình thường, khi bé mút hoặc có tác động giống như lực mút của trẻ thì sữa sẽ chảy ra ngoài theo các ống dẫn về xoang chứa sữa phía sau quầng vú.

Khi nếu các nang sữa ở bầu ngực không tiết ra sữa hoặc bị chèn ép bởi lực nào đó sẽ khiến ống dẫn sữa bị tắc bên trong, làm cho sữa không thoát ra ngoài được, hoặc thoát ra với lượng rất nhỏ. Nhiều mẹ chưa có kinh nghiệm cho con bú nên chưa biết cách làm thông các đầu tia sữa ở núm vú của mẹ, hoặc khi bé bú làm tụt núm vú vào bên trong cản trở sữa thoát ra ngoài.

Bé bú mẹ quá ít, lượng sữa dư thừa quá nhiều cũng là nguyên nhân, khiến sữa bị ứ đọng ở đầu ti, khi mẹ sờ vào ngực sẽ thấy một hoặc nhiều cục cứng là do sữa bị dư nhiều nên gây tắc nghẽn dòng sữa mới.

Mẹ sau sinh bị căng thẳng tâm lý hoặc stress cũng ảnh hưởng đến quá trình tiết sữa, ức chế quá trình giải phóng hormone oxytocin làm tắc sữa trong cơ thể. Ngoài ra bé bú mẹ không đúng cách khiến núm vú bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây bệnh nứt cổ gà ở mẹ làm tắc tuyến sữa.

Những biện pháp khắc phục khi mẹ bị tắc tia sữa

Sử dụng máy hút sữa hai đầu để kích sữa

Đây là tình trạng thường gặp vì thế mẹ không nên quá lo lắng mà hãy áp dụng những phương pháp dưới đây:

Massage đầu vú bằng cách đè ép nhẹ nhàng bầu vú lên thành ngực sau đó day ép nhẹ bầu vú để tan các vị trí sữa đã đông kết, dùng lực mạnh vừa đủ day từ từ theo vòng tròn, tăng dần, khoảng 20 – 30 lần, rồi lại làm ngược lại trong nhiều lần để làm khai thông tuyến sữa. Mẹ nên kết hợp cùng với khăn ấm hoặc túi chườm nóng để tăng nhanh hiệu quả điều trị.

Nhờ ba thực hiện những động tác bú mút để tác động vào tuyến sữa ở đầu ngực, không nên để trẻ tự làm vì cơn khát sữa có thể khiến trẻ cắn mạnh làm tổn thương đầu vú của mẹ. 

Sử dụng máy hút sữa để kích sữa, điều này nên nhờ sự hỗ trợ của bác sĩ.

Khi mẹ đã áp dụng những biện pháp kích sữa thủ công nhưng không có tác dụng thì mẹ hãy hỏi ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng máy hút sữa để kích thích tuyến sữa hoạt động nhiều hơn. Nếu được sử dụng mẹ hãy dùng những loại máy hút sữa đôi để tiết kiệm thời gian và giúp cho sữa có thể tiết ra đều ở cả 2 bên.

Mẹ cần phòng chống tắc tia sữa sau sinh vì nó có thể gây nhiều biến chứng. Tình trạng tắc tuyến sữa tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được thông tắc kịp thời sẽ dẫn đến việc viêm tuyến vú, áp xe vú …

Nguyên nhân khiến mẹ sau sinh mất sữa và cách chữa trị

Mất sữa đột ngột là hiện tượng các tuyến sữa ngừng hoạt động không tiết được ra sữa như bình thường. Có người bị mất sữa không cho nguyên nhân khiến cho bầu vú xẹp đột ngột, không cảm thấy căng tức nữa. Dù cố gắng nặn hay vắt đều không thấy sữa chảy ra. Một số mẹ khác thì lượng sữa ít dần rồi mất hẳn theo thời gian.

Mẹ bị mất sữa đột ngột nên xử lý như thế nào

Những nguyên nhân khiến mẹ bị mất sữa

Ảnh hưởng của việc sinh mổ khiến mẹ bị rối loạn chức năng của những loại hormon tiết sữa như Prolactin và Oxytocin, khiến cho tuyến vú không thể sinh sản và tiết sữa ổn định.

Trầm cảm sau sinh hoặc quá lo lắng khiến mẹ bị ảnh hưởng làm cho cơ thể mệt mỏi, làm tuyến sữa tắc dần và không sản sinh ra sữa hoặc làm cơ thể giảm sản xuất lượng sữa mỗi ngày khiến sữa dần dần biến mất.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày không đầy đủ hoặc chế độ kiêng khem của mẹ sau sinh không thể đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất nuôi cơ thể và sản sinh lượng sữa cần thiết cho con.

Ngoài ra những tác dụng phụ của thuốc hoặc tình trạng sức khỏe của mẹ yếu cũng là những nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất sữa ở các bà mẹ sau sinh. 

Khắc phục tình trạng tự nhiên mất sữa

Để khắn phục tình trạng tự nhiên mất sữa bạn nên sử dụng những thực phẩm có thể giúp tăng nguồn sữa mẹ trở lại như móng giò heo, rau khoai lang, canh rau đay, yến mạch, hạt bí, rau má, cây đinh lăng lá nhỏ…

Bổ sung đầy đủ nước và các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể với chế độ ăn hằng ngày đầy đủ rau, cá, thịt, trái cây,… để cơ thể đủ chất cho một nguồn sữa chất lượng.

Hỏi ý kiến của bác sĩ về những biện pháp kích sữa và trong thời gian tìm sữa về cho mẹ thì hãy cho con bú ngoài hoặc đi xin sữa từ những sản phụ khác để con bú. 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *