Khi hạ đường huyết phải làm gì?

Hạ đường huyết là tình trạng lượng đường hyết trong máu bị giảm đột ngột gây ra các tình trạng hoa mắt, chóng mặt, chân tay run rẩy,… Vậy khi hạ đường huyết phải làm gì?

Nguyên nhân – triệu chứng hạ đường huyết

Hạ đường huyết là hiện tượng giảm lượng đường trong máu dưới mức bình thường. Mức độ đường huyết trung bình là 70md/dl hoặc 3,9mmol/l và hạ đường huyết là lượng đường glucoza tụt giảm hơn mức bình thường. Có nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng hạ đường huyết. Chẳng hạn:

  • Chế độ ăn uống không hợp lý, bỏ ăn sáng hoặc ăn uống thất thường, lúc thì ăn quá no, lúc lại không ăn gì.
  • Người đang bị bệnh tiểu đường, bệnh ung thư, bệnh đường ruột,…
  • Do cơ thể hấp thu đường kém.

Khi lượng đường huyết trong máu tụt giảm đột ngột sẽ gây ra các dấu hiệu hạ đường huyết lâm sàng thường gặp như nhẹ thì hoa mắt, chóng mặt, chân tay run, mồ hôi đổ nhiều, nặng hơn là lâm vào tình trạng hôn mê, co giật, toàn thân căng cơ. Và khi rơi vào các trường hợp này, không phải ai cũng biết hạ đường huyết phải làm gì.

Những dấu hiệu dễ nhận thấy ở người hạ đường huyết.

Hạ đường huyết phải làm gì?

Tình trạng hạ đường huyết không nên chủ quan bởi điều này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong. Do đó, để tránh những biến chứng nghiêm trọng, người thường xuyên có dấu hiệu hạ đường huyết hay bất cứ ai cũng nên trang bị những kiến thức cơ bản khi hạ đường huyết phải làm gì để kịp thời sơ cứu cho bản thân hay cho chính người nhà của mình.

Trước hết, khi phát hiện người bệnh có những dấu hiệu của hạ đường huyết, việc cần làm là phải bổ sung lượng đường ngay lập tức. Hãy cho người bệnh dùng ngay một ly nước cam, một viên kẹo, hộp sữa,… Nếu có thể, hãy pha 3 muỗng cà phê đường với 100ml nước cho người bệnh uống.

Trong trường hợp người bệnh đã lâm vào tình trạng hôn mê, người nhà không được cố gắng đút nước đường cho bệnh nhân vì sẽ gây sặc trên đường thở, dẫn đến tử vong không thể cứu kịp.

Khi người bệnh lên cơn co giật, người nhà cần đặt một khăn mềm vào miệng bệnh nhân để tránh tình trạng người bệnh cắn trúng lưỡi có thể gây tử vong.

Cần đưa người bị hạ đường huyết đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa hạ đường huyết

Để phòng ngừa hạ đường huyết, người bệnh tốt nhất không nên nhịn ăn sáng, bỏ bữa, ăn uống không điều độ. Người bệnh cũng không nên dùng các chất kích thích như rượu, bia để điều chỉnh lại, tránh bị hạ đường huyết tiếp tục tái phát.

Nên mang theo những thực phẩm có lượng đường cao như bánh kẹo.

Người từng bị hạ đường huyết nên mang sẵn những thứ như bánh kẹo, sữa để khi cảm thấy có dấu hiệu hạ đường huyết có thể sử dụng ngay hoặc khi đói cũng có thể dùng. Cần chuẩn bị glucose bột ở nhà để có thể sử dụng ngay bằng đường uống nếu thấy có bất cứ dấu hiệu hạ đường huyết nào để tránh trường hợp không biết hạ đường huyết phải làm gì.

Ngoài ra, người bệnh cũng cần có chế độ luyện tập thể dục điều độ. Đối với người bị đái tháo đường thì phải luôn kiểm soát lượng đường huyết chặt chẽ để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Không chỉ vậy, phụ nữ mang thai cũng cần phải kiểm soát hạ đường huyết để bảo vệ sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc điều trị mà không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *