Vitamin B1 là loại vitamin đã quá quen thuộc trong dinh dưỡng hàng ngày. Bạn đã hiểu rõ về loại vitamin này, vai trò, hậu quả khi thiết hoặc thừa nó trong cơ thể chưa? Hãy tham khảo bài viết sau đây để biết thêm thông tin chi tiết.
Vitamin B1 là loại vitamin hay được nhắc đến nhiều nhất trong số các vitamin nhóm B. Tuy nhiên, liệu bạn đã hiểu hết về loại vitamin quan trọng này? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết liên quan đến loại vitamin quan trọng này. Mời bạn cùng theo dõi:
Vitamin B1 là gì?
Vitamin B1 là một hợp chất chứa lưu huỳnh, là dẫn xuất của thiazole và pyrimidine. Đây là vitamin B đầu tiên được tìm ra, do vậy, nó được đánh số 1.
Vitamin B1 ở dạng tinh thể, có màu trắng, tan trong nước, methanol và glycerol, nhưng không tan trong dung môi hữu cơ.
Đây là một loại vitamin tương đối bền trong môi trường acid hoặc môi trường đông lạnh nhưng lại dễ dàng bị phá hủy trong môi trường kiềm, nhiệt độ cao hoặc tiếp xúc với tia cực tím.
Trong tự nhiên, vitamin B1 có nhiều trong các thực phẩm như các loại thịt đỏ, cá, gan, trứng, mầm ngũ cốc, gạo lứt, nấm men, các loại hạt, đậu và một số loại rau như: rau chân vịt, măng tây,…
Cùng giống như các loại vitamin khác, vitamin B1 cũng được tổng hợp và đóng gói dưới dạng đơn chất hoặc vitamin tổng hợp cùng với các loại vitamin, khoáng và dưỡng chất khác. Điển hình là các chế phẩm vitamin B1 thường kết hợp cùng vitamin B6, B12 giúp bổ máu.
Vai trò của vitamin B1
Vitamin B1 đóng vai trò quan trọng trong chuyển hóa, duy trì chức năng tim mạch, thần kinh, tăng cường khả năng thị giác, hỗ trợ miễn dịch và làm đẹp. Cụ thể:
- Vitamin B1 đóng vai trò như một coenzym giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng glucid, lipid, protid trong thức ăn thành năng lượng (ATP) cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.
- Vitamin B1 có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hoạt động của tim, giúp trái tim luôn khỏe mạnh.
- Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thiếu B1 là một trong những nguyên nhân bệnh đục thủy thế gây giảm thị lực ở người già. Bổ sung vitamin B1 đầy đủ là cách giúp phòng và điều trị bệnh đục thủy tinh thể và một số bệnh lý khác của mắt.
- Vitamin B1 giúp tăng cường trí nhớ cũng như cải thiện các triệu chứng liên quan não bộ như: Giảm đau đầu, tăng sự tập trung và tăng cường khả năng ghi nhớ. Vitamin này cũng được ghi nhận có hiệu quả trong việc làm chậm tiến triển của bệnh Alzheimer.
- Giúp điều trị các triệu chứng thần kinh như: Đa xơ cứng, bại liệt,…
- Cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể do duy trì các cơ dọc trong đường tiêu hóa, đây là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch.
- Vitamin B1 tham gia vào quá trình tiết acid hydrochloric ở dạ dày, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn được dễ dàng.
- Đối với da, vitamin B1 giúp dưỡng trắng da, trị mụn, làm mờ thâm nám. Đây cũng là một thần dược giúp tóc chắc khỏe, mềm mượt, kích thích mọc tóc.
Nhu cầu vitamin B1 cần thiết cho cơ thể
Theo nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị, nhu cầu vitamin B1 theo từng độ tuổi, giới tính và tình trạng sinh lí như sau:
- Trẻ dưới 6 tháng: 0.2 mg/ngày
- Trẻ 6 – 11 tháng: 0.3 mg/ngày
- Trẻ 1 – 3 tuổi: 0.5 mg/ngày
- Trẻ 4 – 6 tuổi: 0.6 mg/ngày
- Trẻ 7 – 9 tuổi: 0.9 mg/ngày
- Nam 10 – 18 tuổi: 1.2 mg/ngày
- Nữ 10 – 18 tuổi: 1,1 mg/ngày
- Nam trên 19 tuổi: 1.2 mg/ngày
- Nữ trên 19 tuổi: 1.1 mg/ngày
- Phụ nữ có thai: 1.4 mg/ngày
- Phụ nữ đang cho con bú: 1.5 mg/ngày
Tác hại khi thiếu vitamin B1
Thiếu vitamin B1 thường gặp ở những đối tượng ăn uống kém, người cao tuổi, người nghiện rượu, lao động nặng hoặc đang sử dụng các thuốc kháng B1 như: Thuốc tránh thai hay một số loại thuốc kháng sinh.
Việc thiếu hụt vitamin B1 có thể gây nên những ảnh hưởng sau:
- Bệnh Beriberi là dấu hiệu điển hình nhất của việc thiếu vitamin B1. Bệnh đặc trưng với các triệu chứng về rối loạn tim mạch và viêm dây thần kinh ngoại vi.
- Rối loạn tiêu hóa với các biểu hiện: Mất cảm giác ngon miệng, chán ăn, ăn không tiêu, giảm nhu động ruột,…
- Mệt mỏi do quá trình chuyển hóa các chất thành năng lượng bị hạn chế.
- Yếu cơ, giảm khả năng phối hợp giữa các cơ, dị cảm ở tay, chân. Giảm hoặc mất phản xạ ở các bộ phận như: đầu gối, mắt cá chân, cơ tam đầu,…
- Chậm nhịp tim.
- Buồn nôn, khó thở.
- Giảm thị lực.
- Mê sảng: Thường hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi hoặc lạm dụng rượu gây thiếu B1 kéo dài.
Thừa vitamin B1 có sao không?
Bổ sung quá liều vitamin B1 cùng gây nên những ảnh hưởng có hại cho cơ thể. Có thể kể đến như:
- Tăng số lần tiểu tiện, chuyển màu nước tiểu sang màu vàng cam.
- Tiêu chảy.
- Dị ứng với biểu hiện: Phát ban, phù nề môi, lưỡi, mặt.
- Thay đổi tâm trạng: Đau đầu, hoảng hốt, dễ kích động.
- Tê mỏi các cơ.
- Chuột rút.
- Tăng nhịp tim.
- Có thể gây nên shock nếu sử dụng liều quá cao so với nhu cầu bằng đường tiêm.
Trên đây là những thông tin liên quan đến vitamin B1. Hy vọng, bài viết đã giúp bạn giải đáp những thắc mắc liên quan đến loại vitamin cần thiết này. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.