Viêm não Nhật Bản và viêm não Nhật Bản B là 2 cách gọi khác nhau cho cùng 1 căn bệnh truyền nhiễm, do vi rút viêm não Nhật Bản gây ra.
Như thế nào là viêm não Nhật Bản và viêm não Nhật Bản B?
Viêm não Nhật Bản là một căn bệnh cấp tính lây truyền qua đường máu, do vi rút viêm não Nhật Bản B gây ra. Căn bệnh này có đặc điểm lâm sàng là hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân nặng, cùng với sự phát triển của viêm não tuỷ nặng và có tỷ lệ tử vong rất cao.
Đây là một căn bệnh nhiễm trùng thần kinh cấp tính, gây tổn thương nghiêm trọng cho bộ não con người. Sở dĩ căn bệnh này được gọi là viêm não Nhật Bản B vì vào năm 1935, các nhà khoa học tại Nhật Bản đã tìm thấy nguyên nhân gây bệnh bắt nguồn từ một loại siêu vi thuộc nhóm B của một dòng siêu vi có tên là Arbovirus. Chúng sống trong thiên nhiên ở các loài chim như: chích chòe, cò, sáo, quạ, cu gáy, bông lau, rẻ quạt, sẻ nhà,…
Theo đó, khi muỗi hút máu của các loại chim bị nhiễm siêu vi, sẽ có nguy cơ truyền bệnh sang con người, đặc biệt là trẻ em và gia súc như heo, bò, ngựa, dê. Tuy nhiên, chỉ có loài muỗi có tên khoa học là Culex Tritaeniorhycus mới có khả năng truyền bệnh sang cho con người.
Những biến chứng nguy hiểm của bệnh viêm não Nhật Bản và viêm não Nhật Bản B
Cũng như viêm phổi, viêm phế quản hoặc viêm phế quản – phổi do bội nhiễm vi khuẩn bởi sự hỗ trợ hô hấp như thở máy, thông tiểu, đặt nội khí quản, hay do các dụng cụ y tế không được vô khuẩn tuyệt đối, người ta cũng bắt gặp một số trường hợp có di chứng muộn của bệnh viêm não Nhật Bản B sau 1 năm hoặc lâu hơn như động kinh, Parkinson.
Viêm não Nhật Bản B là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao (khoảng từ 20 – 80%), thường gặp ở những bệnh nhi nặng có biểu hiện co giật, nằm lâu ngày, hôn mê sâu, suy kiệt…
Viêm não Nhật Bản B là căn bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao.
Điều trị viêm não Nhật Bản và viêm não Nhật Bản B như thế nào?
Cho đến nay, cũng như nhiều bệnh do siêu vi gây ra khác, viêm não Nhật Bản B vẫn chưa có thuốc đặc trị. Việc điều trị chủ yếu có tác dụng làm bớt đi phần nào các triệu chứng, giúp bệnh nhân qua khỏi cơn nguy kịch do trụy tim mạch, suy hô hấp và nhiễm trùng. Sau đó mới bắt đầu điều trị những di chứng phục hồi vận động, tâm thần kinh, tuy nhiên kết quả điều trị phục hồi này vẫn vô cùng hạn chế.
Những cách phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả
Để phòng bệnh viêm não Nhật Bản hiệu quả, điều quan trọng nhất là cần tuyên truyền rộng khắp trong toàn dân về mức độ nghiêm trọng của bệnh, cũng như mối nguy hiểm từ muỗi và lăng quăng. Đồng thời phổ biến các biện pháp diệt lăng quăng và muỗi trưởng thành dưới mọi hình thức để ngăn chặn nguy cơ bùng phát dịch bệnh.
Theo đó, mọi người nên khai thông hệ thống cống rãnh, lấp ao tù, nước đọng, đậy kín các chum vại đựng nước, bắt muỗi bằng bẫy, bằng vợt, bằng đèn, thay nước trong lọ cắm hoa hằng ngày,… cũng như áp dụng các biện pháp dùng hóa chất diệt muỗi như phun, tẩm màn và dùng hương xua để diệt muỗi.
Ngoài ra, các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý đến lịch tiêm vắc xin phòng ngừa viêm não Nhật Bản B cho trẻ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con trước nguy cơ nhiễm bệnh.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.