Xử trí hạ đường huyết sơ sinh như thế nào?

Hạ đường huyết không chỉ xảy ra ở người lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị hạ đường huyết nếu trẻ sinh non hoặc trước đó mẹ có bệnh đái tháo đường. Vì cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng yếu ớt chính vì thế cần xử trí hạ đường huyết sơ sinh kịp thời để giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.

Hạ đường huyết sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị hạ đường huyết khi lượng đường trong máu trẻ thấp hơn mức bình thường. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ gây tổn thương não của bé.

Mỗi tế bào trong cơ thể đều cần được cung cấp đủ lượng đường để hoạt động tốt. Với trẻ sơ sinh đường được cung cấp từ mẹ. Sau khi trẻ được bú, lượng đường trong máu sẽ tăng lên một cách tự nhiên, sau đó sẽ bắt đầu giảm dần do sự cân bằng của các hormone cơ thể, đặc biệt là insulin. Nếu quá trình này diễn ra nhịp nhàng, lượng đường của trẻ sẽ rất ổn định. Nhưng khi có sự mất cân bằng, hạ đường huyết sơ sinh có thể xảy ra.

Với trẻ sơ sinh, lượng đường trong máu sẽ giảm xuống trong vài giờ đầu tiên sau sinh, đây là điều bình thường. Tuy nhiên, ở một số trường hợp bé có nguy cơ cao như sinh non hoặc mẹ bị tiểu đường thì lượng đường của bé khá thấp, có thể gây hạ đường huyết.

Trường hợp bé sinh ra từ cơ thể mẹ bị bệnh tiểu đường, trẻ sẽ có quá nhiều insulin trong cơ thể, làm lượng đường trong máu của trẻ thấp. Ngoài ra, khi trẻ sinh non hoặc nhẹ cân, cơ thể bị lạnh quá mức hoặc hạ thân nhiệt, bị nhiễm trùng…cũng có thể khiến trẻ bị hạ đường huyết.

Nhận biết hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Những triệu chứng hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh không dễ nhận biết như ở người lớn, vì thế mẹ cần hết sức chú ý để có thể xử trí hạ đường huyết sơ sinh ở trẻ kịp thời.

Khi trẻ bị hạ đường huyết, bạn có thể nhận thấy một số dấu hiệu sau: bồn chồn, cáu kỉnh hoặc rất buồn ngủ, ngủ li bì. Các triệu chứng hạ đường huyết sơ sinh gần như rất khó phân biệt với các triệu chứng khác ở trẻ, vì thế bạn đừng ngần ngại hỏi bác sĩ và xét nghiệm cho trẻ nếu cảm thấy nghi ngờ.xử trí hạ đường huyết 02Cáu kỉnh hoặc ngủ li bì có thể là biểu hiện trẻ đang bị hạ đường huyết

Nếu lượng đường trong máu của trẻ hạ xuống cực thấp, trẻ có thể bị co giật,run rẩy, tím tái…Đây là những triệu chứng rất nguy hiểm, bạn cần phải gọi bác sĩ ngay. Xét nghiệm máu là cách duy nhất có thể kiểm tra được lượng đường trong máu của trẻ sơ sinh.

Cách xử trí hạ đường huyết sơ sinh

Nếu sau khi sinh hoặc trong năm đầu bé có các dấu hiệu của hạ đường huyết bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện để được xét nghiệm chẩn đoán hạ đường huyết để có thể xử trí hạ đường huyết sơ sinh kịp thời.

  • Điều trị tại chỗ: tiêm tĩnh mạch 2-3ml/kg glucose 10% trong vòng 1-2 phút. Nếu cần có thể tiêm nhắc lại.
  • Điều trị duy trì: tiếp tục duy trì glucose 10% 6-8 mg/kg/phút cho trẻ đến khi đường huyết ổn định.

xử trí hạ đường huyết sơ sinh 03Tiêm glucose là một trong những biện pháp điều trị hạ đường huyết ở trẻ sơ sinh

Ngoài ra mẹ cũng cần chú ý đến cách chăm sóc trẻ tại nhà để tránh hạ đường huyết. Đánh thức trẻ để cho bú mẹ thường xuyên để đảm bảo bé có đủ sữa cung cấp đủ lượng đường cần thiết. Cho bé nằm thật gần với mẹ để da mẹ tiếp xúc với da bé sẽ khuyến khích được bé bú mẹ nhiều hơn và cũng giữ ấm cho bé, giảm nguy cơ hạ đường huyết.

Phan Ngọc Ánh

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *