Chuyên gia chống dịch hàng đầu Trung Quốc dự đoán những gì về COVID-19?

Hiện tại tình hình dịch COVID-19 tại Trung Quốc đang được kiểm soát khá tốt, trong khi đó Hoa Kỳ lại trở thành ổ dịch lớn nhất thế giới. Vừa qua phóng viên của tờ Nhân dân Nhật báo đã tiến hành phỏng vấn viện sĩ Chung Nam Sơn tại Quảng Châu. Qua đó ông nêu lên 12 ý kiến cũng như dự đoán về dịch viêm phổi cấp hiện tại.

Tiếp theo 6 dự đoán ở phần đầu của giáo sư Chung Nam Sơn, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những nhận định cuối cùng của ông về tình tình dịch COVID-19 hiện nay.

7. Không đủ bằng chứng để nói COVID-19 là dạng cúm mùa

Câu hỏi được đặt ra ở đây là COVID-19 có tồn lại lâu dài như cúm mùa hay không? Thật ra đến hiện nay vẫn chưa có đủ bằng chứng để khẳng định điều này. Trừ phi là virus SARS-CoV-2 lây theo quy luật như sau: khả năng lây nhiễm vẫn còn mạnh nhưng tỷ lệ tử vong ngày một thấp, khi đó chúng sẽ có nguy cơ tồn tại lâu dài.

Thế nên điều chúng ta cần hiện nay chính là nghiên cứu và quan sát dài hạn, đồng thời nắm bắt đủ các dữ liệu cũng như các mẫu bệnh trước khi đưa ra được quan điểm như trên. Tuy nhiên trước tình hình hiện tại ông không nghĩ rằng dự đoán trên có thể thành sự thật.

8. Có sự lây nhiễm giữa động vật với động vật không hay không thì còn quá sớm để kết luận

Hiện tại một số loài động vật như chó, mèo, hổ đã cho kết quả dương tính với acid nucleic. Dù cho là nguyên nhân ô nhiễm hay nhiễm virus thì chuhsng ta vẫn còn phải chờ nghiên cứu thêm. Bản thân một số loài đã mang vài loại virus, có thể không triệu chứng và không truyền nhiễm.

Người ta đang cho rằng virus SARS-CoV-2 có ở những động vật trên có nguy cơ lây nhiễm cho cả người và động vật và gây bệnh. Nhưng kết luận như thế thì vẫn còn quá sớm, ông Chung cũng không nhìn nhận vấn đề theo cách này.

9. Chưa có thuốc đặc hiệu hiện nay nhưng đã tìm được một số loại thuốc có hiệu quả

Nghiên cứu Liên Hoa Thanh Ôn cho ra nhiều kết quả khả quan khi chữa COVID-19

Có một số loại thuốc đang được nhóm các ông thử nghiệm như là chloroquine. Kết quả ghi nhận được hoàn toàn mang đến hiệu quả nên hiện học viện đang tổng kết và sẽ sớm có công bố. Bên cạnh đó còn có một số loại thuốc truyền thống của Trung Quốc như là Liên Hoa Thanh Ôn. Các nhà khoa học đã thí nghiệm lập thể và cả trong phòng thí nghiệm P3 để thấy được tuy tác dụng chống virus không mạnh nhưng hiệu quả chống viêm của nó vô cùng vượt trội.

Những kết quả thử nghiệm liên quan sẽ được công bố sớm. Ông cũng giới thiệu thuốc Huyết Tất Tranh với thành phần hoa nghệ tây (hồng hoa), đan sâm, xích thược… dùng để thúc đẩy lưu thông máu và loại bỏ máu ứ, hiện đang có hiệu quả bước đầu để chữa cho bệnh nhân nguy kịch.

10. Chưa thể đưa vaccine nhanh chóng ra thị trường

Vaccine COVID-19 đóng vai trò rất quan trọng để có thể chấm dứt dịch bệnh thực sự. Hiện nay nhiều nước đang tiến hành nghiên cứu phát triển nó với tốc độ nhanh nhất có thể. Nhưng ông không cho rằng vaccine có thể thực hiện được trong 3, 4 tháng. Bên cạnh đó trên kinh nghiệm chiến đấu với SARS thì loại bỏ vật chủ trung gian cũng đóng vai trò nhất định để ngăn chặn dịch lây lan.

Hiện chúng ta vẫn chưa biết được chuỗi lây lan của virus này là gì và nhất là phải cắt bỏ nó sau khi tìm ra. Việc đặt toàn bộ hy vọng vào vaccine mà không chú ý đến những phương pháp khác là rất tiêu cực. Ngoài ra sau khi vaccine ra đời thì ta cũng không hoàn thiện ngay được. Người nhạy cảm có thể được tiêm vaccine nhưng không phải ai ai cũng cần.

11. Miễn dịch cộng đồng là cách tiêu cực nhất

Cách tiêu cực nhất để đối phó COVID-19 chính là thứ gọi là miễn dịch cộng đồng. Đây là ý tưởng xuất phát từ hơn trăm năm trước, lúc đó chúng ta không có lựa chọn nào khác ngoài để cho virus lây nhiễm. Ông không đồng ý việc dùng phương án này bởi trong nhiều năm qua nhân loại đã ghi nhận được nhiều bước tiến vượt bậc và có nhiều cách để phòng chống, chứ không cần miễn dịch tự nhiên như thế này nữa.

Ông Chung cho rằng miễn dịch cộng đồng là phương pháp từ xa xưa và không hề hữu hiệu hiện nay

12. Kinh nghiệm đáng giá nhất mà Trung Quốc chia sẻ được chính là sự chấp hành

Hai biện pháp được Trung Quốc đưa ra trong cuộc chiến với đại dịch này chính là phong tỏa và ngăn chặn các khu vực bùng phát để chặn sự lây lan. Điều thứ hai chính là phòng ngừa và kiểm soát ở nhóm cơ sở, hay chính là phòng và chữa bệnh tại chỗ.

Hiện có hai điểm cốt lõi với phòng ngừa và kiểm soát chính là giữ khoảng cách và đeo khẩu trang. Thế nên kinh nghiệm Trung Quốc dễ chia sẻ nhất chính là sự chấp hành. Khi mà trình độ y tế và sức mạnh kỹ thuật của nhiều nước còn cao hơn Trung Quốc nhiều. Tuy nhiên họ lại mất cảnh giác với dịch bởi không có chuẩn bị về ý thức hệ cũng như không có biện pháp quyết định. Hệ quả tất yếu chính là nhân viên y tế tuyến đầu nhiễm bệnh, và một khi tuyến đầu vỡ trận thì rất dễ mất kiểm soát.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *