Điểm danh những tình huống khiến bạn dễ nhiễm Covid-19

Khi dịch bệnh corona rất dễ dàng lây lan trong những chỗ đông người thì những nơi mà hàng ngày chúng ta vẫn đến, những hành động rất đỗi bình thường lại bỗng dưng trở thành con đường lây nhiễm Covid-19.

Dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus corona gây ra khiến cả thế giới lo ngại. Điều quan trọng hơn cả là bệnh rất dễ lây lan khi tiếp xúc gần với người nhiễm bệnh hoặc tiếp xúc với dịch tiết của người nhiễm bệnh khi họ ho, hắt hơi…

Đến thời điểm hiện tại, mặc dù Việt Nam đã có những biện pháp phòng dịch rất tốt, thậm chí những bệnh nhân nhiễm Covid-19 đều có dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn chưa ai chắc rằng chúng ta nằm trong vùng an toàn với virus corona Vũ Hán. Vì vậy, để ứng phó với dịch corona hiệu quả hơn, chúng ta cần biết những tình huống nào trong cuộc sống ẩn chứa nhiều nguy cơ lây bệnh mà chúng ta dễ dàng chủ quan.

Tình huống thứ nhất: Lây truyền qua tiếp xúc khi đi chợ/ siêu thị

Đi chợ hay siêu thị mua sắm đã trở nên rất quen thuộc với chúng ta. Nhất là những người nội trợ thì đây gần như là thói quen hằng ngày. Tuy nhiên, chính bởi sự đông đúc người qua lại, cộng với việc lưu trữ nhiều mặt hàng thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống nên nơi này ẩn chứa nguy cơ lây nhiễm virus corona.

Các chuyên gia cho biết, nếu trong quá trình đi chợ, tay bạn tiếp xúc với thịt, cá và vô tình sờ lên mặt, hoặc ra vào những khu vực giết mổ động vật không đảm bảo vệ sinh, hít phải các giọt dịch của động vật thì có nguy cơ cao bị nhiễm dịch.

Khu chợ tập trung đông người, không đảm bảo vệ sinh ẩn chứa nhiều vi khuẩn

Cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe bản thân khi đến những khu vực này chính là luôn đeo khẩu trang. Hạn chế sờ vào thực phẩm sống hoặc nếu cần thì bạn nên đeo găng tay hoặc rửa tay ngay sau khi chạm vào. 

Với các vật dụng sử dụng chung trong siêu thị như xe đẩy, nút bấm thang máy, toilet,… bạn cũng thận trọng khi chạm vào. Tốt nhất nên đem theo một chai xịt khuẩn để khử trùng nhanh các vật dụng trước khi dùng.

Tình huống thứ hai: Lây truyền trực tiếp khi bắt tay

Như chúng ta đã biết, Covid-19 lây từ người này sang người khác thông qua tiếp xúc dịch cơ thể. Tức là chỉ cần bạn tiếp xúc với người đang mang mầm bệnh thì đã có nguy cơ lây nhiễm cao. Nếu tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi thì khả năng lây nhiễm là 100%.

Tình huống thứ 3: Lây truyền qua máy đo nồng độ cồn

Gần đây, với quy định cấm người uống bia rượu trực tiếp lái xe thì việc kiểm tra nồng độ cồn với người tham gia giao thông được thực hiện gắt gao hơn. Việc này giúp giảm thiểu tình trạng tai nạn giao thông do say xỉn. Tuy nhiên, do dịch bệnh corona bùng phát nên việc thổi nồng độ cồn cũng trở thành mối nguy tiềm ẩn lây lan virus. Việc này hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm các bệnh lây truyền qua đường hô hấp nếu ống thổi được sử dụng lại. Đây là tình huống rất nguy hiểm với người dân và với lực lượng cảnh sát giao thông.

Việc thổi nồng độ cồn cũng khiến nhiều người lo ngại nguy cơ phát tán virus

Cách ứng phó với những tình huống có nguy cơ lây nhiễm

Vậy chúng ta phải làm gì để bảo vệ bản thân nếu nằm trong các tình huống trên? Bạn nên theo dõi các khuyến nghị tự Bộ Y tế trong việc phòng ngừa dịch corona. Cụ thể, một số nguyên tắc cơ bản dễ thực hiện mà bạn có thể áp dụng ngay là:

  • Đeo khẩu trang khi đến những nơi đông người. Nên tìm hiểu về cách đeo khẩu trang y tế chuẩn xác và xử lý khẩu trang đã qua sử dụng vì việc này cũng là bước quan trọng để ngăn chặn virus.
  • Luôn mang theo dung dịch rửa tay khô để làm sạch bàn tay và để sát khuẩn đồ vật trước khi dùng tay chạm vào như tay nắm cửa, nút bấm thang máy, xe đẩy siêu thị, vòi rửa tay,…
  • Hạn chế tiếp xúc với người khác, đặc biệt là người nghi ngờ mắc bệnh. 
  • Khi từ nơi công cộng về nhà, cần thay đồ và vệ sinh thân thể sạch sẽ ngay để tránh mang mầm bệnh từ ngoài vào nhà.

Đối với riêng lo ngại vấn đề thổi nồng độ cồn gây lây nhiễm virus corona, WHO cũng đã đưa ra những khuyến cáo về các biện pháp bảo hộ phù hợp để đảm bảo an toàn, giảm nguy cơ lây truyền dịch bệnh cho người thực thi công vụ, người tham gia giao thông và cho cộng đồng bất cứ khi nào tiến hành hoạt động kiểm tra nồng độ cồn của người điều khiển phương tiện giao thông. Cụ thể:

  • Cảnh sát giao thông phải đeo khẩu trang y tế và được trang bị dung dịch rửa tay khô có cồn khi thi hành nhiệm vụ.
  • Đảm bảo thiết bị kiểm tra nồng độ cồn được cầm và sử dụng bởi riêng 1 cảnh sát giao thông trong mỗi ca làm việc để tránh lây nhiễm chéo. 
  • Tiến hành sát khuẩn thiết bị thổi nồng độ cồn trước, trong và sau ca làm việc bằng dung dịch có cồn. 
  • Mỗi người dân được kiểm tra nồng độ cồn phải được sử dụng một ống thổi mới, chưa qua sử dụng. Ống thổi đã được sử dụng cần được thu gom và xử lý phù hợp.

Việc kiểm tra nồng độ cồn vẫn được thực hiện trong mùa dịch corona, nhưng với những khuyến cáo từ WHO cũng giúp người dân phần nào yên tâm hơn về vấn đề sức khỏe.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *