Nguyên nhân gây bướu cổ chủ yếu là do thiếu i-ốt. Vì vậy, một chế độ ăn uống khoa học có ảnh hưởng rất lớn trong việc hỗ trợ điều trị bệnh bướu cổ.
Bướu cổ hình thành như thế nào?
Trước khi tìm hiểu bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì, chúng ta hãy cùng sơ lược về tuyến giáp. Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở cổ, có hình dạng như cánh bướm. Tuyến nội tiết này có chức năng vô cùng quan trọng là tổng hợp hormone điều hòa một số chức năng trọng yếu trong cơ thể như hệ thần kinh trung ương, hệ sinh dục, da – lông – tóc – móng, tim mạch, tiêu hóa. Bên cạnh đó, tuyến giáp cũng duy trì năng lượng để cơ thể hoạt động.
Để hoạt động hiệu quả, tuyến giáp cần hấp thu đủ lượng i-ốt cần thiết. Và nếu như chúng ta không cung cấp đủ vi chất này cho tuyến giáp, thì khả năng sản sinh hormone cũng bị suy giảm. Lúc này, để bù lượng hormone bị thiếu, tuyến giáp buộc phải phình to để hoạt động. Điều này đã tạo nên bướu cổ.
Nhận biết bướu cổ bằng cách nào?
Bướu cổ không có triệu chứng đặc trưng. Nếu bướu nhỏ thì rất khó để phát hiện; đa phần bệnh nhân biết mình bị bướu cổ là nhờ đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu bướu phát triển to hơn, bạn có thể cảm nhận một số triệu chứng sau:
- Cổ họng đau và có cảm giác bị vướng trong cổ.
- Bướu có thể chạy lên xuống theo nhịp nuốt.
- Khó nuốt, khó thở; do bướu lớn chèn ép lên thực quản và khí quản.
- Cảm thấy hồi hộp, có những cơn đau vùng tim thoáng qua.
- Đổ mồ hôi nhiều.
- Giảm cân hay có các biểu hiện của thừa hormone.
- Táo bón, da khô, cảm thấy lạnh.
Còn tùy vào từng trường hợp cụ thể mà bạn sẽ có những triệu chứng khác nhau. Bướu cổ có thể là lành tính và cũng có thể là bướu cổ ác tính. Nhưng bạn cũng đừng quá lo lắng vì hầu hết các trường hợp đều là lành tính. Để chắc chắn hơn về điều này, khi bạn nghi ngờ mình bị bướu cổ, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để làm xét nghiệm kiểm tra. Đây cũng là cách duy nhất để xác định tình trạng của tuyến giáp.
Bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì?
Mặc dù tình trạng của bướu phát triển như thế nào thì điều quan trọng là bạn cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong việc điều trị. Nếu nhận thấy bướu nhỏ và không mang lại nguy hiểm, bác sĩ có thể yêu cầu không điều trị và theo dõi thường xuyên. Nếu bướu ảnh hưởng đến sức khỏe, có thể bạn sẽ phải dùng thuốc, phẫu thuật hay phóng xạ để điều trị bướu cổ tuyến giáp.
Thông thường, ngoài những phương pháp điều trị trên, bạn còn được bác sĩ trao đổi về chế độ dinh dưỡng để bệnh có tiến triển tốt. Vậy bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì? Để hỗ trợ điều trị bướu cổ nhanh chóng và hiệu quả, bạn nên ngừng việc sử dụng các loại thực phẩm sau đây.
Bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì? – Rau họ cải
Các loại rau họ cải như bông cải, cải xoăn, súp lơ, củ cải, cải ngọt, bắp cải, cải bẹ… đều được bác sĩ khuyên không nên dùng khi bị bướu cổ tuyến giáp. Trong các loại rau họ cải có một số chất kháng giáp trạng thuộc loại chất đường phức hợp (glucozit). Dưới ảnh hưởng các men, khi ăn vào chất glucozit sẽ bị phân hủy tạo ra các chất thioxyanat và izothioxyanate. Hai chất này cản trở việc hấp thụ i-ốt của tuyến giáp trạng.
Bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì? Bạn cần tránh các loại rau họ cải.
Nếu bạn không thể cưỡng lại việc ăn các loại rau họ cải thì hãy lưu ý thái nhỏ và luộc chín chúng trước khi ăn. Điều này giúp chất kháng giáp sẽ bị phân hủy và không làm ảnh hưởng đến bệnh bướu cổ của bạn.
Bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì? – Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành
Mặc dù các loại đậu rất tốt cho bệnh nhân bướu cổ nhưng đậu nành thì lại không. Trong đậu này có chất isoflavone cũng ngăn cản việc hấp thụ i-ốt, cản trở khả năng tạo ra hormone của tuyến giáp. Bạn cần tránh ăn hạt đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ, kể cả mayonnaise và salad có nguyên liệu từ đậu nành.
Bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì? – Đồ ăn từ nội tạng động vật
Tim, gan, thận, ruột… đều là nội tạng chứa nhiều axit lipoic. Đây là một loại axit béo có thể làm gián đoạn quá trình hoạt động của tuyến giáp nếu chúng ta tiêu thụ quá nhiều. Thậm chí, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị bệnh ở tuyến giáp thì nó có thể là thủ phạm làm giảm tác dụng của thuốc.
Bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì? Bên cạnh các thực phẩm kể trên, bạn cũng cần tránh dùng bia rượu và cà phê. Các thức uống này ngoài việc làm ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ thì còn làm giảm chức năng và hiệu quả của thuốc điều trị tuyến giáp. Thay vào đó, bạn nên chọn sử dụng các thực phẩm giàu i-ốt để tăng cường cho cơ thể. Mặc dù i-ốt có mặt trong nhiều loại thực phẩm, nhưng hàm lượng lại không cao. Vì vậy, khi cần tập trung bổ sung i-ốt hỗ trợ điều trị bướu cổ, bạn nên ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá biển và rong biển.
Hy vọng với thông tin mà chúng tôi cung cấp đã giải đáp được câu hỏi “Bướu cổ tuyến giáp kiêng ăn gì?”. Tuy nhiên, dù lựa chọn dùng loại thực phẩm nào, thì bạn vẫn cần tham khảo ý kiến bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để nhận được những lời khuyên cụ thể và khoa học nhất.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.