Viêm amidan mãn tính là hiện tượng viêm thường xuyên, viêm đi viêm lại nhiều lần của amidan khẩu cái. Mọi lứa tuổi đều có thể bị viêm amidan, viêm amidan ở trẻ em và thanh thiếu niên gặp với tỷ lệ cao hơn. Vậy viêm amidan mãn tính có nên cắt?
Amidan là hai khối màu hồng to bằng đầu ngón tay, nằm hai bên thành họng. Amidan giúp sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống lại những vi khuẩn đột nhập qua đường ăn và đường thở, nhưng cũng chính vì vậy nên dễ mắc viêm amidan.
1. Viêm amidan mãn tính là gì?
Viêm amidan mãn tính là tình trạng nhiễm trùng amidan trong thời gian dài, cấp độ ngày càng nặng và tái diễn nhiều lần trong năm. Nhiễm trùng lặp đi lặp lại có thể hình thành các nang trong amidan chứa đầy vi khuẩn. Các viên sỏi nhỏ có mùi hôi thường được tìm thấy trong các nang. Những viên sỏi amidan này có thể chứa một lượng lớn sulfa, khi bị nghiền nát chúng tỏa ra mùi trứng thối đặc trưng gây hôi miệng. Mặt khác, viêm amidan mãn tính có nên cắt cũng có lý bởi nếu không cắt có thể tạo ra cảm giác nghẹn cho bệnh nhân ở mặt sau của cổ họng.
2. Triệu chứng
Viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không, cần tìm hiểu triệu chứng trước tiên. Khi mắc viêm amidan mãn tính, người bệnh thường có các biểu hiện sau:
- Cảm giác vướng trong họng, đôi lúc nhức nhối, ho khan, khàn tiếng, hơi thở có mùi hôi…
- Người bệnh sốt cao, toàn thân mệt mỏi, đau nhức, nổi hạch ở góc hàm.
- Đau họng triền miên, nuốt đau, khô họng, có đờm ở họng.
- Khi mở rộng miệng để quan sát sẽ thấy vùng niêm mạc họng bị sưng đỏ, 2 khối amidan sưng to, đỏ rực lên, có những khe rãnh chứa mũ, thậm chí có thể tạo thành ổ áp-xe quanh amidan với những mảnh giả mạc trắng đục…
3. Nguyên nhân chính
Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính. Trong đó chủ yếu là do viêm amidan cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc đúng cách. Lâu dần khiến bệnh chuyển sang mãn tính.
Ngoài ra, bệnh cũng có thể xuất hiện từ một số yếu tố khác như:
- Do việc vệ sinh tai mũi họng không thực hiện thường xuyên, đúng cách.
- Do bệnh nhân có tiền sử mắc các chứng bệnh như: Viêm họng, viêm xoang, viêm họng hạt, viêm tai giữa, trào ngược dạ dày thực quản….
- Do đặc điểm cấu trúc của amidan: Amidan là bộ phận có nhiều khe hốc. Đây chính là những nơi cư trú lí tưởng cho các mầm bệnh phát triển sau đó tấn công gây viêm amidan.
- Do sự tác động của các yếu tố thời tiết và môi trường: Cũng làm cho amidan bị tổn thương. Từ đó gây suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch của hệ hô hấp.
Việc xác định được các nguyên nhân chính gây bệnh sẽ là cơ sở giúp bệnh nhân có hướng điều trị phù hợp và liệu bi viêm amidan mãn tính có nên cắt hay không? Vì vậy mọi người cần hết sức lưu ý.
4. Chẩn đoán viêm amidan mãn tính
Việc chẩn đoán sẽ dựa trên thăm khám cổ họng. Bác sĩ có thể nuôi cấy vi trùng từ mẫu bệnh phẩm bằng cách phết nhẹ amidan và mặt sau của cổ họng. Bệnh phẩm nuôi cấy sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để xác định nguyên nhân gây viêm amidan mãn tính có nên cắt..
5. Viêm amidan mãn tính có nên cắt?
Cắt amidan là phương pháp điều trị hữu hiệu khi được chỉ định chính xác nhằm loại bỏ tổ chức amidan không còn vai trò miễn dịch và trở thành một ổ viêm chứa đầy các loại vi khuẩn hoặc quá phát bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính.
Nên cắt amiđan trong các trường hợp sau đây:
- Viêm amiđan mạn tính có nhiều hơn 6 đợt tái phát trong 1 năm trong 2 năm liên tiếp. Viêm amidan mạn tính kéo dài đã được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn đau họng, viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
- Áp-xe quanh amidan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
- Viêm amidan mãn tính có nên cắt trong trường hợp bệnh gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận hoặc gây viêm tai giữa, viêm xoang… tái đi tái lại nhiều lần.
- Amidan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy, ngủ không yên giấc, có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ, bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
- Amidan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amidan.
- Có thể cắt amidan ở bất kỳ lứa tuổi nào nhưng thường sau 4 tuổi. Tuy nhiên, có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amidan khi amidan quá to gây những cơn ngưng thở trong lúc ngủ hoặc gây biến chứng.
Lưu ý: Không được cắt amiđan ở những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh hoặc mắc phải (Hemophilia A, B, C; suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu…).
Trì hoãn cắt amiđan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn toàn thân hoặc tại chỗ, có bệnh mạn tính điều trị chưa ổn định (tiểu đường, lao, cường giáp…) hay ở vùng đang có bệnh dịch; phụ nữ có thai hoặc đang hành kinh…
Việc mắc phải chứng viêm amidan mãn tính sẽ để lại nhiều hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh nên nhiều người thắc mắc viêm amidan mãn tính có nên cắt không . Do vậy để chữa trị dứt điểm, mọi người cần có một phương pháp phù hợp và hiệu quả.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.