Cách phân biệt hen phế quản với viêm phế quản

Bệnh hen phế quản (hay còn gọi là hen suyễn) và viêm phế quản thường khó phân biệt do có các triệu chứng tương tự nhau như ho, khó thở và tức ngực.

Tuy nhiên, viêm phế quản là tình trạng viêm của đường thở thường do siêu vi gây ra, còn hen phế quản lại là tình trạng viêm mãn tính đường dẫn khí (phế quản) gây nên phù và chít hẹp đường thở dẫn tới hiện tượng khó thở, khò khè.

Nguyên nhân gây bệnh

Sự khác biệt chính giữa hen suyễn và viêm phế quản chính là nguyên nhân gây bệnh. Hen suyễn là một bệnh mãn tính của đường thở trong khi đó viêm phế quản là một dạng bệnh nhiễm trùng ở phổi do vi khuẩn hoặc virus. Nhiều người mắc hen suyễn bẩm sinh và có thể phải sống chung với bệnh cả đời, trong khi ai cũng có thể có nguy cơ mắc bệnh viêm phế quản sau khi bị cảm lạnh thông thường.

Ngoài ra, hen phế quản còn có thể liên quan yếu tố cơ địa dị ứng của bản thân và có bệnh sử gia đình thí dụ như trẻ bị hen cũng có cha hay mẹ bị hen.

Thời gian diễn tiến của bệnh

Hen suyễn là bệnh mãn tính. Nếu bạn thấy ho, khò khè và khó thở lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài, như vậy có nhiều khả năng thủ phạm là bệnh hen suyễn. Hoặc nếu các triệu chứng vẫn tồn tại qua thời gian chữa bệnh thông thường, thì có thể là hen suyễn.

Viêm phế quản thường là một tiến trình cấp tính và hầu hết mọi người hồi phục trong vòng 5 – 10 ngày, có thể ho dai dẳng một vài tuần sau khi khỏi bệnh. Viêm phế quản có thể trở thành bệnh mãn tính, đặc biệt là đối với những người hút thuốc lá.

Triệu chứng thường gặp

Hen suyễn và viêm phế quản có triệu chứng tương tự như ho, cơn đau ngực và khó thở, song cũng có một vài triệu chứng khác nhau để nhận dạng. Viêm phế quản có thể sẽ gây ra cơn sốt nhẹ, ớn lạnh cơ thể và chất nhầy ở mũi màu vàng xanh. Một số người bị bệnh hen suyễn sẽ không có những triệu chứng này.

Cách phân biệt hen phế quản với viêm phế quản

Đặc biệt khi phân biệt hen suyễn và viêm phế quản ở trẻ, cần chú ý với hen phế quản, trẻ thường xuất hiện cơn hen vào lúc nửa đêm. Ở trẻ bị hen quan sát trẻ thở sẽ thấy khó thở, thở ra co kéo hõm ức, tiếng thở khò khè (còn gọi là tiếng cò cử). Nghe phổi có tiếng ran ngáy ran rít. Trẻ có thể sốt nhẹ hoặc không sốt. Đặc biệt, hen phế quản hay tái diễn khi thời tiết thay đổi, khi có các yếu tố kích ứng như bụi, khói thuốc, kể cả thức ăn dễ gây dị ứng như tôm, cua.

Khi điều trị hen phế quản cho trẻ thì không cần dùng kháng sinh mà phải dùng thuốc đặc trị hen phế quản.

Thuốc thảo dược đặc trị hen phế quản

Toàn lộc bổ phế Kingphar là sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ thiên nhiên với các loại cây thuốc quý như: hoàng cầm, cỏ long ba, ngũ vị tử… nên các bạn hoàn toàn có thể yên tâm về độ an toàn, hoàn toàn không gây tác dụng phụ. Là sản phẩm được chỉ định để hỗ trợ điều trị các chứng hen suyễn, ho, lạnh, khản tiếng. Giúp thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe, tăng sức đề kháng. Ngoài tác dụng chính là hỗ trợ điều trị ho và hen suyễn sản phẩm còn có tác dụng thanh nhiệt, bồi bổ sức khỏe và giúp tăng cường sức khỏe cho người bệnh.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *