Cách phòng bệnh vảy nến hiệu quả theo lời khuyên của bác sĩ

Vảy nến là căn bệnh ngoài da phổ biến ở nước ta nhưng vẫn chưa có thuốc chữa triệt để. Do đó người dân cần biết cách tự phòng bệnh vảy nến hiệu quả.

Tổng quan về bệnh vảy nến

Bệnh vảy nến là loại bệnh da liễu mãn tính. Nó khiến cho tế bào da phát triển nhanh bất thường và tích tụ thành từng mảng trên cơ thể. Những mảng tế bào này tạo thành những lớp vảy dày bóng cùng với nhiều vết đốm đỏ gây ngứa đôi khi gây đau đớn. Kích thước nốt vảy nến có nhiều kích thước lớn nhỏ và thay đổi theo thời gian.

Vảy nến là căn bệnh rất phổ biến. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh vảy nến khác nhau tùy theo từng nước, từng khu vực nhưng dao động trong khoảng 2-5% dân số. Tại Việt Nam, bệnh vảy nến chiếm khoảng 5-7% các trường hợp đến khám tại các phòng khám da liễu. Nguyên nhân gây bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa xác định được chính xác. Nó có xu hướng xuất hiện ở những người có tiền sử thành viên gia đình cũng bị bệnh. Người dân cần có thông tin chính xác về cách phòng bệnh vày nến khoa học theo lời khuyên của bác sĩ.

Các triệu chứng của bệnh vảy nến

Triệu chứng của bệnh vảy nến có thể thay đổi từ người này sang người khác. Tuy nhiên có một số triệu chứng khá phổ biến như:

  • Trên da xuất hiện nhiều mảng da đỏ bao phủ bởi những vảy trắng bóng.
  • Da khô, nứt nẻ có thể gây đau.
  • Cảm giác ngứa ngáy hoặc nóng rát trên da.
  • Móng tay dài, nổi vết gân nhỏ gồ ghề.
  • Khớp xương sưng.

Làm thế nào để ngăn ngừa bệnh vảy nến bùng phát

Các triệu chứng của bệnh vảy nến có thể xuất hiện rồi biến mất nhưng không có cách nào để chữa dứt điểm tình trạng này. Cách tốt nhất để ngăn ngừa chúng là áp dụng các biện pháp phòng tránh bệnh. Biểu hiện bệnh ở mỗi người là khác nhau. Do đó, điều quan trọng là bạn phải xác định được đâu là yếu tố khiến bệnh trở nên trầm trọng để có giải pháp đối phó kịp thời. Dưới đây là một số điều bạn có thể làm để ngăn ngừa bệnh vảy nến bùng phát:

Giảm căng thẳng

Phòng bệnh vảy nến bằng cách giải tỏa căng thẳng trong cuộc sống

Những căng thẳng trong cuộc sống tác động tiêu cực tới bất cứ ai, đặc biệt những người đang bị bệnh vảy nến. Khi rơi vào trạng thái stress, hệ miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả làm cơ thể dễ bị viêm nhiễm. Lúc này, nguy cơ mắc bệnh vảy nến rất cao. Điều quan trọng bạn cần phải biết cách để giải tỏa căng thẳng:

  • Liệu pháp tâm lý: đến gặp các chuyên gia trị liệu, bác sĩ tâm lý để trò chuyện và tìm kiếm lời khuyên giải quyết căng thẳng.
  • Yoga: có khả thư giãn cơ thể và trí óc, giải tỏa căng thẳng.
  • Thiền định: các bài thiền, bài tập hít hở sâu cũng giúp giảm bớt căng thẳng.

Tránh một số loại thuốc

Có một số loại thuốc điều trị bệnh nhưng lại làm cho hệ miễn dịch suy giảm, dễ mắc bệnh vảy nến hơn hẳn.

  • Lithium: được sử dụng để điều trị rối loạn tinh thần như trầm cảm.
  • Thuốc chống sốt rét như chloroquine và hydroxychloroquine.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp inderal.
  • Một số loại thuốc chống viêm như viêm khớp.

Hãy chắc rằng bạn đã nói với bác sĩ về toa thuốc hay loại thuốc mà mình đang sử dụng. Căn cứ vào biểu hiện cũng như tình trạng mà bạn đang gặp phải, bác sĩ có thể khuyên bạn chuyển qua loại thuốc mới hoặc thay đổi liều lượng thuốc mà bạn đang sử dụng để có thể ngăn ngừa bệnh vảy nến hiệu quả hơn. Đừng tự ý dừng thuốc khi chưa tham khảo lời khuyên của bác sĩ, mặc dù bạn nghi ngờ rằng chúng đang đẩy cao nguy cơ bùng phát căn bệnh da liễu này.

Tránh các thương tích trên da

Các tổn thương trên da cũng làm nhiều người tăng nguy cơ mắc bệnh. Những vết trầy xước, cháy nắng khiến cho con người bị mắc bệnh vảy nến được gọi là hiện tượng Koebner.

  • Sử dụng kem chống nắng, đội mũ khi ra ngoài, chú ý hơn khi chăm sóc da mùa đông.
  • Mặc áo dài tay, đeo găng tay khi làm vườn.
  • Cẩn thận bảo vệ cơ thể khi tham gia các hoạt động ngoài trời.
  • Tới gặp bác sĩ ngay khi bạn nhận thấy các dấu hiệu của bệnh vảy nến.

Tránh bị nhiễm trùng

Nhiễm trùng dễ gây ra bệnh vảy nến bởi vì lúc này hệ miễn dịch đang bị tấn công. Viêm họng do trùng Strep có liên quan mật thiết tới bệnh vảy nến võng mạc ở trẻ em. Đôi khi bệnh cũng phát triển sau khi người bệnh bị đau viêm tai, viêm amidan, nhiễm khuẩn đường hô hấp hoặc ngoài da.

Nếu thấy các vết thương tích ngoài da thì bạn cần vệ sinh ngay để không dẫn tới nhiễm trùng:

  • Rửa tay thường xuyên.
  • Tránh ăn chung đồ ăn thức uống với người khác.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh đặc biệt là trẻ em.

Chế độ ăn uống lành mạnh

Hạn chế thực phẩm gây viêm nhiễm là cách phòng bệnh vảy nến an toàn

Thừa cân béo phì khiến cho các triệu chứng của bệnh vảy nến nghiêm trọng hơn. Cần tập thể dục thể thao mỗi ngày để kiểm soát cân nặng. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm dễ gây viêm nhiễm:

  • Thịt đỏ.
  • Sữa.
  • Đồ ăn nhiều chất béo.
  • Đường tinh luyện.
  • Cà chua, khoai tây, ớt.
  • Cam quýt.

Thay vào đó hãy tăng các loại thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh như:

  • Cá hồi, cá ngừ.
  • Các loại hạt: hạt lanh, bí đỏ, óc chó, hạnh nhân.
  • Rau xanh: bina, cải xoăn.

Nếu không thể bổ sung chất dinh dưỡng qua đường ăn uống bạn có thể chọn cách uống thêm vitamin. Trước đó nhất định phải tham khảo ý kiến của bác sĩ hay các chuyên gia dinh dưỡng thì việc phòng bệnh vảy nến mới đạt kết quả tốt.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *