Cha mẹ cần làm gì khi bé chậm nói chuyện?

Bé chậm nói có thể biểu hiện qua nhiều trạng thái khác nhau, ba mẹ có thể căn cứ vào những dấu hiệu cụ thể để nhận biết tình trạng của con mình.

“Ba, mẹ” thường là những từ đầu tiên mà bé cất lên từ khi lọt lòng và điều thiêng liêng này có thể khiến một ngày bình thường trở nên thật đáng nhớ đối với các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp trẻ chậm nói so với các bạn đồng lứa khiến các bậc phụ huynh lo lắng và khó ngủ. Lúc này, ba mẹ nên nhấc máy gọi cho bác sĩ ngay lập tức để được tư vấn về vấn đề của bé.

1. Những giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ

Khoảng 15% -25% trẻ nhỏ gặp một số rối loạn về giao tiếp. Bé trai có xu hướng phát triển kỹ năng ngôn ngữ chậm hơn các bé gái. Nhưng nhìn chung, trẻ em được xác định là chậm nói nếu bé nói ít hơn 10 từ vào khoảng 18 đến 20 tháng tuổi, hoặc ít hơn 50 từ vào khoảng 21- 30 tháng tuổi.

Hầu hết các chuyên gia cho biết rằng ở giai đoạn 12 tháng, trẻ em đã có thể nói được một từ, như “mẹ” hoặc “ba”. Các bé cũng có thể hiểu và đưa ra một vài yêu cầu đơn giản, như đòi đồ chơi chẳng hạn.

Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ liệt kê các giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ trong năm năm đầu sau đây:

  • Đến cuối năm thứ hai, trẻ mới biết đi sẽ có thể nói từ hai đến ba câu. Bé cũng có thể làm theo các hướng dẫn đơn giản và lặp lại các từ đã nghe trong một cuộc trò chuyện.
  • Đến cuối năm thứ ba, con của bạn có thể thực hiện theo một chỉ dẫn với hai hoặc ba bước, nhận ra và xác định được tất cả các đồ vật và hình ảnh thông thường, hiểu hầu hết những gì mọi người nói với bé.
  • Đến cuối năm thứ tư, con của bạn nên hỏi các câu hỏi tóm tắt và hiểu các khái niệm giống và khác nhau. Trẻ đã nắm vững các quy tắc cơ bản về ngữ pháp khi bé nghe thấy trong môi trường xung quanh. Mặc dù con của bạn nên nói rõ ràng ở tuổi thứ 4, tuy nhiên một vài bé chỉ có thể đánh vần những âm thanh cơ bản, đây cũng không phải là điều đáng lo ngại.
  • Lên 5 tuổi, con của bạn có thể kể lại một câu chuyện bằng lời nói của mình và sử dụng nhiều hơn 5 từ trong một câu.

Mặc dù một số trẻ có vẻ chậm nói nhưng bé có thể tiếp thu tốt hơn những gì nghe được. “Khi một đứa trẻ không nói nhiều từ nhưng dường như hiểu được những gì bạn đang nói và có thể làm theo lệnh, thì không đáng lo ngại bằng một đứa trẻ chậm cả về nói và tiếp thu”, Paul-Brown, một nhà ngôn ngữ học đã nói. “Tiếp thu ngôn ngữ là một yếu tố tiên đoán hữu ích để phân biệt những bé chậm nói với những đứa trẻ chậm phát triển.”

Theo thống kê có từ 15% – 25% trẻ em gặp vấn đề về giao tiếp.

2. Yếu tố ảnh hưởng đến việc bé chậm nói

Theo Marilyn Agin, một bác sĩ nhi khoa ở thành phố New York, đồng thời là đồng tác giả của cuốn The Late Talker nói: “Số trẻ em chậm nói có xu hướng gia tăng và bạn cần làm gì khi con mình không nói? Sự gia tăng này tương đương với tỷ lệ ngày càng tăng của nhiễm trùng tai mạn tính, điều này có thể làm giảm khả năng nghe, và do đó góp phần làm chậm phát âm…”

“Nhiễm trùng tai lâu ngày có thể ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng học tập, đặc biệt nếu có những yếu tố nguy cơ khác”, Paul-Brown nói. “Những năm học mẫu giáo là khoảng thời gian quan trọng để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng nói.”

“Mặc dù nhiều trẻ em bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền trong việc phát triển khả năng nói nhưng các yếu tố môi trường cũng có thể đóng vai trò quan trọng đối với trẻ em chậm nói. Ví dụ, nghiên cứu đang được tiến hành về việc tiếp xúc với các chất như thủy ngân có thể gây ra thiệt hại về thần kinh, và điều này có thể ảnh hưởng đến ngôn ngữ của bé”, Agin nói.

3. Dấu hiệu cảnh báo bé chậm nói

Mặc dù trẻ em phát triển kỹ năng ngôn ngữ ở các mức khác nhau, nhưng điều quan trọng là sự tiến bộ của chúng là ổn định và chúng đạt đến một kỹ năng nhất định trong những khoảng thời gian được chấp nhận. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy đâu là trẻ bình thường, đâu là trẻ chậm nói.

Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu thủ thỉ và bập bẹ trong năm đầu tiên lọt lòng. Agin nói: “Bé nên bập bẹ tất cả các phụ âm, nhưng nếu bé không như vậy thì đây có thể là một điều đáng lo ngại.”

Trẻ nên bắt đầu bắt chước những âm thanh mà cha mẹ nói. Khi ba mẹ nói, “mẹ” hay “ba” mà bé không bắt chước thì đây cũng là một dấu hiệu cảnh báo việc bé chậm nói.

Trẻ không bập bẹ hay bắt chước âm thanh của ba mẹ là những dấu hiệu cho thấy bé chậm nói.

4. Làm gì khi trẻ bị chậm nói?

Nói chuyện với bé bất cứ lúc nào có thể.

Mẹ nên nói chuyện với em bé bất cứ thời điểm có thể nào trong ngày, kể cả trong thời gian tắm, thay tã và trong bữa ăn. Ví dụ, chú ý đến con của bạn, và sau đó nói về những gì bạn đang làm (“Hãy nhìn đây, mẹ đang mở tủ lạnh và con sẽ có cái gì đó để ăn đấy”).

Nói nhiều từ hơn khả năng của con.

“Nếu bé sử dụng ba từ một lúc, bạn không nên cũng chỉ sử dụng ba từ trong một câu nhưng đồng thời đừng gây áp lực cho trẻ bằng việc nói những câu phức tạp”, Paul-Brown nói.

Hát và đọc cho bé nghe từ khi bé còn nhỏ.

“Trẻ sơ sinh dường như chú ý nhiều hơn và cũng bắt chước nhiều hơn mỗi khi ba mẹ của bé nói chuyện . Vì vậy, hãy hát cho bé hoặc đọc cho bé nghe ngay khi bé còn nhỏ.

Mẹ nên thường xuyên hát và đọc cho bé nghe để em sớm nói chuyện

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *