Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu?

Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu? Bệnh cao huyết áp tuy không nguy hiểm lắm khi bạn biết cách tiết chế và duy trì mức chỉ số huyết áp ổn định.

1. Chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?

Bệnh cao huyết áp tuy không nguy hiểm lắm khi bạn biết cách tiết chế và duy trì mức chỉ số huyết áp ổn định. Tuy nhiên để làm được điều đó thì bạn cần có những hiểu biết về bệnh cao huyết áp.

Một điều mà không phải ai cũng biết là bệnh cao huyết áp không chỉ gặp ở những người cao tuổi, mà cả những người trẻ tuổi thậm chí là trẻ nhỏ cũng có thể bị cao huyết áp. Và với mỗi độ tuổi khác nhau lại có một chỉ số huyết áp bình thường khác nhau. Chỉ số huyết áp bình thường sẽ biến đổi khác nhau vào mỗi năm khác nhau. Cho nên nếu như bạn đã lâu không đo chỉ số huyết áp mà thấy nó tăng hay giảm thì cũng không nên lo lắng, điều đó không có nghĩa là bạn đang bị tăng huyết áp. Bài viết sau đây sẽ nói rõ các thông tin huyết áp ở các lứa tuổi, giúp cho các bạn có cái nhìn sâu hơn về chỉ số huyết áp của bản thân để có các biện pháp phòng tránh và chữa trị phù hợp.

Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu?

Thông thường, khi bạn muốn tìm hiểu thông tin về các chỉ số huyết áp bình thường của cơ thể, thì bạn sẽ nhận được những tư vấn như sau:

Về các số đo huyết áp bình thường, gồm có 2 trị số là: Huyết áp tối đa hay còn gọi là huyết áp tâm thu, và  huyết áp tối thiểu hay còn gọi là huyết áp tâm trương. Để xác định xem chỉ số huyết áp của bạn có chuẩn hay không phải căn căn cứ vào 2 trị số này, để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường:

  • Huyết áp bình thường: Đối với người lớn thì nếu huyết áp tâm thu dưới 120mmHgm và huyết áp tâm trương có chỉ số dưới 80mmHg, thì được coi là huyết áp bình thường.
  • Huyết áp cao: Khi huyết áp tâm thu có chỉ số từ 140 mmHg trở lên,  hoặc huyết áp tâm trương có chỉ số dưới mức 90 mmHg trở lên, thì sẽ được chuẩn đoán là mắc bệnh cao huyết áp.
  • Tiền cao huyết áp: Khi giá trị của các trị số nằm giữa mức huyết áp bình thường và mức của cao huyết áp (là khi Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg, hoặc huyết áp tâm trương từ 80 – 89 mmHg) thì sẽ được gọi là tiền cao huyết áp.
  • Huyết áp thấp: Bệnh hạ huyết áp hay vẫn gọi là huyết áp thấp, thì sẽ được chẩn đoán là huyết áp thấp, khi huyết áp tâm thu dưới 90 mmHg, hoặc giảm 25 mmHg so với mức bình thường.
Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu?

Tuy nhiên, tùy theo từng mức độ tuổi, mà lại có những mức chỉ số huyết áp an toàn khác nhau mà không phải ai cũng biết rõ để giải đáp cho bạn. Cho nên, hãy đối chiếu theo bảng thống kê các chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo độ tuổi dưới đây để đánh giá sức khỏe, thể chất của bạn.

Theo Hiệp hội tim mạch Mỹ (AHA) cho biết, huyết áp của người có Huyết áp bình thường và mức huyết áp an toàn cho mọi người là ở mức thấp hơn 120/80 mm/hg.

Điều này có nghĩa là, khi chúng ta dùng máy đo huyết áp để đo, nếu như người nào có tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn mức chuẩn, hoặc thấp hơn thì nên cẩn thận trọng trong chế độ ăn uống, và sinh hoạt của mình để tránh tình trạng cao huyết áp, hoặc hạ huyết áp. Tuy nhiên, Ngay cả khi huyết áp ở mức bình thường thì nó cũng có thể thay đổi một chút, tùy theo độ tuổi.

Dưới đây là chỉ số huyết áp bình thường chuẩn, theo lứa tuổi. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho bạn và gia đình bạn trong quá trình bạn sử dụng máy đo huyết áp:

Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu?
Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu?

2. Nguyên tắc khi đo huyết áp

Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu?
  • Thư giãn khoảng 10 phút trước khi đo.
  • Các lần đo liên tiếp phải cách nhau ít nhất 2 phút.
  • Tránh ăn no, hút thuốc, và uống rượu bia trước khi đo.
  • Luôn tiến hành đo với cùng một cánh tay, thường hay đo ở cánh tay bên trái.
  • Giữ vị trí động mạch cánh tay luôn ngang bằng so với tim.
  • Không mặc áo bó chặt bắp tay.
  • Không nói chuyện, di chuyển, và bắt chéo chân, hay co bóp cơ tay trong quá trình đo.
  • Khi đo thấy chỉ số cao quá thì nên lặp lại lần đo ở các ngày kế tiếp theo trong cùng điều kiện. Nếu thấy không mấy thay đổi nên tìm đến sự tham vấn bác sĩ.

Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *