Tự kỷ là rối loạn phát triển lan tỏa xuất hiện sớm ở trẻ nhỏ, để biết sớm được con mình có bị rơi vào tình trạng trên hay không, các bậc phụ huynh cần biết các dấu hiệu trẻ bị tự kỷ.
1. Tự kỉ là gì?
Tự kỉ là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của bệnh này trong hai năm đầu đời của con mình.
Đây là quãng thời gian quan trọng trong sự phát triển của trẻ nên cha mẹ cần hết sức lưu ý đến những biểu hiện để kịp thời phát hiện dấu hiệu trẻ tự kỉ và điều trị cho trẻ sớm nhất có thể.
2. Dấu hiệu nhận biết trẻ bị tự kỷ
Sau đây là môt số dấu hiệu trẻ tự kỷ đơn giản mà ba mẹ có thể quan sát được dễ dàng nếu trẻ có biểu hiện tự kỷ:
- Trẻ sẽ không quay lại khi được gọi.
- Đôi khi tự quay vòng vòng mà không thấy chóng mặt.
- Không biết chỉ tay hay nhìn theo hướng được chỉ.
- Trẻ chậm nói hoặc chỉ nói được nhất định một vài từ.
- Trẻ không biết biểu hiện ý muốn của bản thân chỉ dùng hành động lôi kéo chứ không nài nỉ hay xin.
- Trẻ không hòa đồng, không chủ động chơi cùng người khác dù trẻ không sợ người lạ.
Đó là một số những dấu hiệu mà bố mẹ có thể theo dõi con trẻ tại nhà. Nếu con bạn có những biểu hiện trên, hãy đưa trẻ tới bệnh viện hoặc trung tâm điều trị trẻ tự kỉ để được đánh giá và tư vấn điều trị cho trẻ.
3. Cha mẹ cần làm gì khi biết con bị tự kỷ?
Bản thân cha mẹ có thể tự tập cho trẻ những bài tập cơ bản tại nhà để hình thành thói quen mới, giúp trẻ hòa đồng hơn với cộng đồng.
- Hãy chơi cùng trẻ mọi lúc mọi mơi và mọi thời gian mà cha mẹ có thể thu xếp được.
- Đưa con đi học để trẻ học cách hòa nhập.
- Gọi tên con, hướng con nhìn theo tay chỉ, gây sự chú ý và gợi nhu cầu cho trẻ.
- Dạy trẻ những giao tiếp cơ bản như chào hỏi hay giúp trẻ ghi nhớ những bộ phận trên cơ thể, đồ đạc bằng cách chỉ tay.
- Nói nhấn mạnh, ngắn gọn một số cử trỉ, đồ vặt hay hành động để trẻ chú ý và ghi nhớ.
- Sai trẻ làm việc vặt trong nhà và có những lời khen động viên, hoan hô khi trẻ làm được việc đã giao.
- Cùng con chơi các trò chơi vận động hoặc chơi xếp hình.
- Massage tay chân để kích thích các giác quan tạo những cảm giác khác nhau cho trẻ
- Tạo những thói quen nhỏ tự giác cho con nhưn dạy con tự càm, xúc ăn, mặc đồ, đi dép…
- Khuyến khích con chơi cùng các bạn khác.
Nếu có thể làm tốt những điều trên thì tự cha mẹ đã có thể làm tốt việc chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà và lời khuyên cho các bậc phụ huynh là hay chú ý phát hiện sớm khi trẻ dưới 24 tháng tuổi để kịp thời can thiệp vì từ 3-5 tuổi là quãng thời gian can thiệp tốt nhất dành cho trẻ, sau 5 tuổi trẻ sẽ khó can thiệp hơn. Chúc các bạn có được những kiến thức bổ ích nhất để chăm sóc con trẻ.
Lưu ý: Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể.